4: Con người không hoàn toàn ích kỷ, chúng ta thường hành động trên lòng vị tha

Đã bao giờ bạn định quỵt tiền taxi chưa? Bởi trừ khi tài xế có sức mạnh như Usain Bolt, khả năng cao là bạn sẽ cao chạy xa bay trước khi anh ta có thể tóm được bạn. Ấy thế mà mặc dù bạn không ít lần nghĩ về việc này, bạn luôn bỏ qua ý nghĩ đó và thanh toán tiền cước đầy đủ.

Tưởng chừng thanh toán tiền cước taxi là một việc hợp lý nên làm, các nhà kinh tế học theo thuyết thị trường tự do sẽ cho rằng việc đó chẳng lý trí chút nào. Họ lý luận rằng chúng ta được lập trình để hành động một cách ích kỷ, do vậy chúng ta luôn luôn tìm cách quỵt tiền khi có thể. Giải thích cho việc làm thiếu lý tính này, các nhà kinh tế học  của thuyết thị trường tự do chỉ ra rằng hành động của chúng ta bị tác động bởi những khen thưởng và kỷ luật ẩn. Chúng là những khoản phí tổn và lợi tức mà có lẽ không rõ ràng trước mắt nhưng lại có ảnh hưởng lâu dài đến chúng ta.

 Lý do chúng ta luôn luôn móc túi tiền để trả cưới taxi là vì chúng ta không muốn mang tiếng là kẻ quỵt tiền ranh mãnh. Một kẻ với tiếng tăm như vậy sẽ bị các tài xế tránh xa và chẳng bao giờ có thể gọi một chiếc taxi nào khác. Tuy nhiên, rõ ràng thuyết khen thưởng và kỷ luật ẩn này chẳng có nghĩa lý gì trong một xã hội mà ai ai cũng ích kỷ.

Quay lại ví dụ về việc trả cước taxi. Nếu bạn chạy trốn thì việc trừng phạt sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào người tài xế. Anh ta sẽ phải đuổi theo bạn để đòi tiền cước và có lẽ nhân tiện chụp lại mặt bạn để các tài xế khác biết đường tránh. Đuổi theo chúng ta đồng nghĩ bỏ xe không có ai trông nên sẽ có thể bị người khác phá hoặc trộm xe.

Nếu anh tài xế chỉ nghĩ cho lợi ích của anh ta thì việc đuổi theo bạn chẳng có lợi lộc gì. Số tiền bạn quỵt có lẽ chẳng đáng là bao. Mà tại sao anh ta lại phải vất vả rượt bạn để giúp các tài xế khác?

Sự thật là chúng ta trả tiền đi taxi vì chúng ta có những mối quan tâm khác, như tính trung thực, danh dự, sự tôn trọng và tính vị kỷ thuần túy.