Nhiều chính trị gia, nhà kinh tế và các ngôi sao giải trí phương Tây cho rằng họ biết công cụ nào giúp đẩy lùi nghèo khó ở các nước đang phát triển. Cho dù họ có tự tin vào kiến thức của họ đến đâu thì dường như những quan điểm từ thế giới rất phát triển của họ về những nước nghèo đều bắt nguồn từ những ý tưởng lêch lạc.
Một quan điểm sai lầm rất phổ biến của các nhà hoạch định Phương Tây cho rằng nguyên nhân gây nên nghèo khó ở các nước đang phát triển nằm trong cấu trúc. Các nguyên nhân này bao gồm thời tiết khắc nghiệt, không gần biển hoặc do địa thế không thuận lợi. Nếu vậy chẳng phải những nước vùng núi và không cận biển như Austria và Thụy Sỹ cũng nên nghèo hay sao?
Một nhận thức sai lầm khác của phương Tây cho rằng, các nước đang phát triển không có được tinh thần khởi nghiệp năng động như ở các nước phát triển. Một lần nữa điều này hoàn toàn sai: số lượng người kinh doanh tự túc chiếm 30-50% lực lượng lao động ở các nước đang phát triển. Trong khi đó con số này ở các nước phát triển là 10%. Rõ ràng nhận định rằng ở các nước đang phát triển không có tinh thần khởi nghiệp là không xác đáng. Người Tây Phương nên tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao các nước đang phát triển lại nghèo ở ngay chính đất nước họ. Thực tế việc áp đặt chính sách thị trường tự do ở phương Tây chính là nguyên nhân gây ra nghèo khó.
Giữa những năm 60 và những năm 70, những nước nằm trong khi vực Sahara, Châu Phi có được sự tăng trưởng khá thuận lợi nhờ vào sự bảo vệ của chính phủ: ngành công nghiệp trong nước được trợ cấp và bảo vệ khỏi sự cạnh trạnh từ nước ngoài. Tuy nhiên, ngay khi phương Tây ép họ phải mở cửa nền kinh tế vào những năm 80, nền kinh tế nội địa chững lại và suy thoái.
Nếu chúng ta muốn thay đổi thực trạng này và giúp các nước đang phát triển tiến lên, chúng ta – phương Tây – cần ghi nhớ chúng ta đã trở nên thịnh vượng hơn như thế nào. Thế kỷ 19, các nước Phương tây bắt đầu bảo vệ nền kinh tế của mình khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài. Ở Mỹ, người nước ngoài không thể giữ những chức vụ lớn như giám đốc tài chính và thuế nhập khẩu hàng hóa được giữ ở múc 50%. Chẳng phải sẽ tốt hơn nếu các nước đang phát triển cũng đi theo đường lối này hay sao?