Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu một cách nặng nề. Nó chấm dứt một giai đoạn phát triển thịnh vượng suốt hơn một thế kỷ và đẩy nhiều công ty tài chính đến xuống vực phá sản. Tuy nhiên chính những công ty chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng này – thí dụ như hãng bảo hiểm AIG hay ngân hàng đầu tư Lehman Brothers – lại đóng vai trò lớn trong nguyên nhân gây ra sự sụp đổ này.
Nó đã xảy ra như thế nào?
Nhiều năm trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, hệ thống tài chính đã trở nên vô cùng phức tạp. Nhằm tìm ra các sản phẩm mới để tăng giao dịch, một loại trái phiếu được tạo ra, gọi là phái sinh tài chính. Mặc dù công cụ này tạo ra lợi nhuận lớn lúc đầu, tính phức tạp của chúng ẩn chứa mức độ rủi ro lớn.
Các hợp đồng phái sinh được tạo ra bằng cách kết hợp đang dạng giữa nhiều công cụ chứng khoán ví dụ như các loại thế chấp vốn. Càng nhiều phái sinh được tạo ra từ một thế chấp ban đầu, mức độ rủi ro càng lớn.
Cũng giống như việc xây dựng một ngôi nhà dựa trên một mảnh đất nhỏ xíu. Vì bạn chẳng thể cơi nới rộng ra nên bạn quyết định xây cao lên, bạn chồng nhiều tầng lên mảnh đất nhỏ. Nếu cứ tiếp tục xây, bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra? Cứ mỗi tầng bạn xây thêm, độ bền vững của ngôi nhà sẽ giảm đi, và càng ngày nó càng trở lên lung lay.
Không chỉ có thế, một vấn đề khác là cứ mỗi một sản phẩm tài chính được tạo ra thêm từ thế chấp ban đầu, ức độ rủi ro càng lớn hơn. Hãy quay lại xem ngôi nhà chật hẹp mà cao vợi của chúng ta. Nó giống như việc càng xây lên cao chúng ta càng sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng hơn tầng dưới, thay vì xây bằng bê-tông chúng ta bắt đầu xây thêm tầng bằng nhựa và giấy. Hiển nhiên, với một cấu trúc như vậy ngôi nhà sẽ sớm bị sụp đổ.
Trong khi cuộc khủng hoảng gây thiệt hại khắp nơi trên thế giới, thiệt hại nặng nề nhất là ở những nước đã để cho thị trường của họ phát triển quá tự do trên các công cụ tài chính mới này. Ở Ireland và Latvia, cả hai nước đều mở cửa cho thị trường này chỉ vài năm trước khi nó sụp đổ, cả hai đều gánh chịu hậu quả nặng nề. Nền kinh tế Ireland trượt dốc 7.5% và Latvia 16%.