Nếu công việc thống trị thế giới này, liệu mỗi khoảnh khắc trong đời bạn còn ý nghĩa gì nữa không?
Nếu công việc thống trị thế giới này, liệu mỗi khoảnh khắc trong đời bạn còn ý nghĩa gì nữa không?
Bây giờ, những gì bạn cần làm là nhắm mắt lại...
Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, công việc sẽ chiếm lĩnh thế giới này và trở thành trung tâm của cuộc sống. Sau đó, tất cả mọi người sẽ được trợ cấp để làm việc. Rồi từ từ, dần dần, với một tốc độ mà gần như không ai có thể nhận thấy, bất cứ điều gì khác - các trò chơi đã từng chơi, các bài hát đã từng hát, những tình yêu đã được trao đi, những lễ hội đã được tổ chức - cuối cùng sẽ trở thành công việc. Và sau đó sẽ có một thời kỳ, khi những nền văn minh đã từng tồn tại trước khi công việc chiếm lấy thế giới sẽ biến mất hoàn toàn và rơi vào quên lãng.
 
Image result for overwork

 

Và trong thế giới của công việc toàn diện này, mọi người sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào đây? Ở khắp mọi nơi, chúng ta sẽ thấy người ta chuẩn bị làm việc, đang làm việc, vừa mới làm việc, thiếu việc làm và thất nghiệp, và sẽ chẳng có ai kiểm duyệt gì hết. Ở khắp mọi nơi họ sẽ ca ngợi và yêu công việc, chúc nhau một ngày làm việc tốt lành, mở mắt ra là lao vào công việc và nhắm mắt lại chỉ là để ngủ. Ở khắp mọi nơi, làm việc cật lực sẽ được coi như một chiếc vương miện vàng mà ai ai cũng khao khát được chiếm lấy, và lười biếng bị xem như là tội lỗi khủng khiếp. Ở mọi nơi, các nhà cung cấp nội dung, kiến thức môi giới, kiến trúc sư cộng tác và người đứng đầu các bộ phận mới sẽ không ngừng nói về luồng công việc và lịch trình, về kế hoạch và tiêu chuẩn, về mở rộng quy mô, kiếm tiền và tăng trưởng.

Image result for overwork illustration

Trong thế giới ấy, ăn uống, bài tiết, nghỉ ngơi, quan hệ tình dục, tập thể dục, thiền định và đi lại đều sẽ được theo dõi chặt chẽ và tối ưu hóa - tất cả sẽ nhằm mang đến một sức khỏe tốt nhất, điều kiện tiên quyết của việc tăng năng suất lao động. Không ai có thể uống quá nhiều, một số sẽ dùng các loại thuốc hỗ trợ để nâng cao hiệu suất công việc của họ, và mọi người sẽ sống vô hạn. Ở góc phố, tin đồn thỉnh thoảng dấy lên về một vài cái chết hoặc tự tử vì làm việc quá sức, nhưng những “con sâu” như vậy thậm chí chẳng “làm rầu nồi canh” mà còn là biểu hiện đáng khen về tinh thần làm việc, thậm chí còn là một thành tích đáng được ghi nhận về giới hạn trong sự hy sinh cuối cùng. Do đó, ở khắp hang cùng ngõ hẻm trên thế giới, mọi người sẽ lao vào công việc hùng hục để hoàn thành mọi thứ có thể.

 

Thế giới mà ta đang nói đến trên đây, hóa ra không phải là một tác phẩm khoa học viễn tưởng. Bạn có thấy có gì đó “quen quen”?

 

"Công việc toàn diện", một thuật ngữ được đặt ra bởi nhà triết học người Đức Josef Pieper ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong cuốn sách Leisure: The Basis of Culture (1948), nói về quá trình con người được biến thành công nhân và không gì khác. Bằng cách nào đó, công việc cuối cùng sẽ trở thành “toàn diện” khi nó là trung tâm của cuộc sống con người; khi mọi thứ khác được đều trở thành công việc: giải trí, lễ hội, vui chơi…; khi không còn chiều hướng nào cho cuộc sống ngoài công việc; khi con người hoàn toàn tin rằng chúng ta được sinh ra chỉ để làm việc; và khi những khía cạnh khác của cuộc sống đều biến mất hoàn toàn khỏi xã hội.

Chúng ta đang đứng trên bờ vực của việc đến với “công việc toàn diện”. Mỗi ngày ta đều nói chuyện với những người mà công việc đã kiểm soát cuộc sống của họ, làm cho thế giới của họ thành một nhiệm vụ, suy nghĩ của họ là một gánh nặng bất thành văn.

Image result for overwork illustration

Không giống như một người nào đó dành cả đời mình để chiêm nghiệm và suy tư, một “nhân viên toàn diện” tự coi mình là một đơn vị độc quyền đứng trước thế giới và làm những  nhiệm vụ vô tận trong tương lai. Cứ như vậy, những nhân viên này thấy thời gian như một nguồn tài nguyên khan hiếm được sử dụng thận trọng, luôn quan tâm đến những gì phải làm, và thường lo lắng về việc liệu đây có phải là điều đúng đắn hay không. Điều quan trọng là, thái độ của các “nhân viên toàn diện” không được ghi nhận tốt nhất trong trường hợp làm việc quá sức, mà là theo từng ngày, khi anh ta chỉ tập trung vào các nhiệm vụ được hoàn thành, với năng suất, hiệu quả và chất lượng được tăng cường. Bằng cách nào ư? Thông qua các phương thức lập kế hoạch hiệu quả, ưu tiên khéo léo và kịp thời. “Nhân viên toàn diện” -  tóm lại, là một con rối hoạt động không ngừng, căng thẳng, bận rộn: một nhân vật mà sự phiền toái chính là vì lúc nào cũng bồn chồn sâu sắc về việc không thể hoàn thành công việc và trở nên “hữu ích”.

Điều đáng lo ngại về “công việc toàn diện” không chỉ là bởi nó gây ra đau khổ không cần thiết của con người, mà còn bởi nó xóa bỏ các hình thái vui tươi khác liên quan đến việc thắc mắc, cân nhắc và trả lời các câu hỏi cơ bản nhất của sự tồn tại. Để hiểu được làm thế nào mà “công việc toàn diện” lại gây ra những đau khổ không cần thiết cho con người, ta cần xét đến sự tổng hòa và ảnh hưởng lẫn nhau của công việc và cuộc sống. Bắt đầu có thể là sự căng thẳng liên tục, một cảm giác bao trùm của áp lực liên quan đến ý nghĩ rằng có cái gì đó cần phải được thực hiện, luôn luôn có một cái gì đó ta có nghĩa vụ phải làm ngay bây giờ. Và đồng thời, lúc nào trong tâm trí ta cũng luôn tự hỏi rằng: “Liệu đây có phải là cách sử dụng thời gian tốt nhất không?”. Thời gian trở thành chi phí cơ hội không thể hoàn trả, trở thành điều day dứt, thậm chí trở thành kẻ thù.

Image result for overwork illustration

Cùng với đó, những suy nghĩ về việc chưa làm nhưng nhất định phải làm, đáng lẽ đã phải làm, đáng lẽ phải làm cái này, chuẩn bị làm cái kia dần trở thành những nỗi ám ảnh không nguôi, khiến người ta luôn trở thành kẻ không hoàn thiện. Thứ hai, người ta cảm thấy tội lỗi bất cứ khi nào không đạt hiệu quả tốt nhất có thể. Trong trường hợp này, tội lỗi sẽ xuất hiện khi ta không thể duy trì trạng thái và phong độ tốt nhất khi làm việc, bởi vì do mình chưa đủ tốt, chưa đủ chăm chỉ, chưa đủ cố gắng. Cuối cùng, sự thúc đẩy liên tục từ những người xung quanh, khiến ta luôn cảm thấy mình bị cuốn vào vòng xoáy bất mãn của sự không hài lòng.

Công việc toàn diện tạo nên những gánh nặng trong việc hoạt động không ngừng nghỉ, bồn chồn, lo lắng về tương lai, cảm giác cuộc sống tràn ngập, suy nghĩ về những cơ hội bị bỏ lỡ và cảm giác tội lỗi liên quan đến khả năng lười biếng. Do đó, nhiệm vụ của thế giới này khi ấy chỉ còn là nằm trong mối tương quan với những gánh nặng bất tận của “công việc toàn diện”. Tóm lại, “công việc toàn diện” sẽ gây ra dukkha, một thuật ngữ Phật giáo ám chỉ đến bản chất không thỏa mãn của một cuộc sống đầy đau khổ.

Ngoài việc gây ra dukkha, công việc toàn diện tiếp còn đẩy thực tế cuộc sống lên một vị trí khác. Những gì mất đi trên thế giới này sẽ là sự mặc khải của nghệ thuật về cái nhìn thoáng qua, sự đẹp đẽ của tôn giáo về sự vĩnh cửu, niềm vui không được yêu thương của tình yêu, và cảm giác kỳ diệu của triết học. Tất cả những điều này đòi hỏi sự im lặng, tĩnh lặng, một sự sẵn sàng hết lòng để đơn giản nắm giữ mà thôi.

Có thể bạn sẽ thấy những điều trên đây thật kì quặc và vô nghĩa, nhưng những thực tế ấy đang gần hơn bạn tưởng. Dừng công việc lại một giây thôi, và ngẫm nghĩ xem bạn sẽ được gì và mất gì. Những gì sẽ mất đi trong một thế giới nơi “công việc toàn diện” chiếm hữu cũng rất có thể sẽ là những điều chúng ta chuẩn bị trải qua.

Theo Aeon.

Tags: