Bớt vật vã vì tiền: Nhiều tiền có thực sự hạnh phúc hơn?
Bớt vật vã vì tiền: Nhiều tiền có thực sự hạnh phúc hơn?
Một nhà thơ như Goethe thậm chí có thể dạy chúng ta điều gì đó về quản lý tài chính vững mạnh!
Từ thuở sơ khai của kinh tế tư bản, con người đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Kiếm tiền và tiêu tiền như thế nào”, nhưng điều bí ẩn đằng sau câu hỏi đó đôi khi thật bất ngờ, và thường kèm theo đầy những mối lo âu.

Ngoài cuốn  How to Worry Less about Money (tạm dich: Bớt vật vã vì tiền) cùng các tác phẩm điển hình khác của The School of Life trong series những lời khuyên hữu ích cho cuộc sống hiện đại như: How to Stay Sane (tạm dịch: Sống Lành Mạnh) của Philippa Perry, How to Think More About Sex (tạm dịch: Bàn về Tình Dục) của Alain de Botton’s, và cuốn How to Find Fulfilling Work (tạm dịch: Công việc đam mê) của Roman Krznaric - nhà triết học John Armstrong, trường đại học kinh doanh Melbourne đã hướng chúng ta đến với "quan điểm về tiền bạc và vai trò của nó trong cuộc sống", vượt qua những quan điểm hạn hẹp về sự độc canh.

Armstrong bắt đầu theo cách rất đặc biệt bằng cách hồi tưởng lại lời khuyên của James Gordon Gilkey năm 1934 về việc làm thế nào để không lo lắng. Ông viết:

“Cuốn sách này viết về những nỗi lo nhưng không phải vì tiền bạc

Những vấn đề cấp bách luôn đòi hỏi phải có giải pháp trực tiếp. … Nhưng khi lo lắng, con người ta lại nói nhiều hơn về nỗi lo của mình thay vì tìm cách giải quyết. [...] Do đó, việc nhận thức được các nỗi lo tài chính hay việc giải quyết các rắc rối tiền bạc đôi khi lại khác nhau. Để nhận biết nỗi lo lắng, chúng ta cần tập trung vào hệ tư tưởng và các giá trị tinh thần diễn ra trong chính bản thân mỗi chúng ta”. 

 

Trong cuộc sống hiện đại, mối quan tâm về tiền chủ yếu xoay quanh hai vấn đề: làm thế nào để kiếm được nhiều tiền và làm thế nào để sống tốt với khoản tiền nhỏ. Còn Amstrong lại cho ra rằng, con người thường bận tâm nhiều về những rắc rối hơn là những lo lắng. Ông viết:

“Đây là vấn đề vì chủ đề tiền bạc luôn là chủ đề phổ biến và sâu sắc trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Tiền theo suốt cuộc đời của mỗi người, nó điểm sắc cho cuộc đời bạn, nó hình thành thái độ của người khác với bạn và ngược lại, nó kết nối và chia tách thế hệ này với thế hệ khác. Tiền là đấu trường - nơi mà sự tham lam và lòng quảng đại đang tham chiến, nơi mà trí tuệ và sự ngu dốt đều được phô bày . Tự do, khát vọng, quyền lực, địa vị, công việc, sở hữu: những thứ mà luật đời tạo ra, hầu như luôn luôn xoay quanh tiền bạc”. 

Từ triết lý giảng dạy của mình, ông dùng phép loại suy để phân biệt đào tạo và giáo dục:

“Trong khi đào tạo dạy bạn việc tiến hành một công việc cụ thể một cách có hiệu quả, thì giáo dục lại   giúp mở mang và làm giàu trí tuệ của mỗi người. Để đào tạo một người, bạn đâu cần biết họ là ai, họ thích cái gì và tại sao. Nhưng để giáo dục một người, bạn phải thấu hiểu con người đó. Trong lịch sử, chúng ta coi tiền bạc như một công cụ đào tạo chứ không phải giáo dục theo cách trang trọng như đáng lẽ ra chúng ta nên làm”.

 

 Các cậu bé bán báo đang lấy báo ở tòa soạn ở bang Indiana, 1908

Amstrong cho rằng, có bốn câu hỏi chính là nguyên nhân gây ra các nỗi lo về tiền bạc (hơn là nguyên nhân về các yếu tố tâm lí và xã hội):

1. Tại sao tiền bạc lại quan trọng đối với chúng ta

2. Bao nhiêu tiền là đủ

3. Cách tốt nhất để kiếm tiền là gì,

4. Trách nhiệm của chúng ta với những người khác trong quá trình kiếm và sử dụng tiền là gì.

Chúng ta sẽ không bao giờ có thể vượt qua nỗi lo về tiền, ông lập luận, trừ khi chúng ta nhận ra những câu hỏi dưới đây:

 

“Các nỗi lo, khi nhắc đến tiền, thì tâm lý học hay kinh tế học cũng chẳng khác quái gì nhau, cũng như tâm hồn với tờ phiếu ngân hàng vậy.”

 

Nội dung chủ chốt trong số các chiến lược của Armstrong để giảm bớt các nỗi lo là việc phát triển một mối quan hệ tốt với tiền, song song với đó là việc truyền động lực từ người sang người:

“Điều đặc trưng của một mối quan hệ tốt là: việc phân công trách nhiệm sẽ chính xác hơn. Ví dụ, trong một công việc, nếu xảy ra lỗi, bạn có thể xác định bao nhiêu phần là lỗi của bạn và bao nhiêu phần là lỗi của người khác. Và cũng tương tự khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Bạn biết rằng một phần công việc là trách nhiệm của bạn và phần khác phụ thuộc vào sự đóng góp của người đồng nghiệp."

Điều này cũng đúng khi áp dụng cho tiền bạc. Khi mọi việc diễn ra tốt hay xấu, nó thể hiện ở những gì bạn làm và cả những gì tiền mang lại.

Tiền thì mang lại mức tiêu sài nhất định. Còn những gì bạn mang đến cho mối quan hệ này thì bao gồm trí tưởng tượng, giá trị, tình cảm, thái độ, sự tham vọng, nỗi sợ hãi, và những kỷ niệm. Vậy nên mối quan hệ trên  hoàn toàn không chỉ là vấn đề kinh tế thuần túy về việc bạn nhận được bao nhiêu và chi tiêu bao nhiêu.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng ở một ngưỡng nhất định, nhiều tiền chưa chắc đã là hạnh phúc, Armstrong đã đưa ra một định nghĩa cần thiết của hạnh phúc:

“Khi chúng ta nói về hạnh phúc, chúng ta nghĩ về điều gì? Có lẽ là vừa sôi nổi vừa bình yên; bạn cảm thấy phấn chấn nhưng an toàn.

Mối quan hệ mà trong đó tiền tạo nên những cảm xúc trên thì Amstrong cho rằng “thực tế nhưng kém quan trọng”. Trong khi tiền có thể mua được các giá trị tinh thần như sô cô la, những buổi hẹn hò cuối tuần, những đôi giày đắt tiền thì nhiều người vẫn cảm thấy không hài lòng với những thứ đó. Giải thích của ông dựa trên triết lý của Alan Watts, dẫn đến kết luận rõ ràng:

 

“Tiền có thể mua được hình thức hay bề ngoài của niềm vui và sự thanh thản, nhưng tiền không phải là nguyên nhân dẫn tới những cảm xúc đó. Nói một cách đơn giản, tiền không thể mua được hạnh phúc.

 

 

Quang cảnh khu chợ, 1922

Tiền có thể mua được nhiều thứ - như quyền lực, sự ảnh hưởng, và sự tiếp cận với các nguồn lực - nhưng đó không phải là lối tắt dẫn đến sự thanh thản và niềm vui tinh thần, Armstrong lập luận, những thứ đó để giúp bạn thành công bằng cách cho phép bạn theo đuổi những điều quan trọng với bạn, và thậm chí cả với những người khác.

Điểm mấu chốt trong lập luận của Armstrong, đó là trong mối tương quan về sự tăng trưởng, tiền không phải là nguyên nhân tạo ra thành công nhưng là một thành phần trong đó, một nguồn lực đơn thuần nào giúp chúng ta xây dựng cuộc sống ta muốn và được xúc tác bởi đức hạnh:

Tiền giúp chúng ta sống cuộc sống có giá trị - chỉ khi đi kèm với đức hạnh. Đức hạnh là sự thể hiện của một nhân phẩm và đạo đức tốt.

“Nếu muốn trở thành một người tiêu tiền khôn ngoan, chúng ta nên chống lại việc tuân theo những ham muốn bên trong và tập trung vào những gì chúng thực sự ta cần.

Nhu cầu là cái tự nhiên gắn liền với cuộc sống mỗi con người. . "Tôi có cần cái này không?”, “Cái này quan trọng như thế nào?”, “ Nếu không có được nó thì mình sẽ ra sao?” “Tôi thực sự cần điều gì?” - đây là những câu hỏi tự vấn để phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn đơn thuần. Và sẽ thật tốt khi bạn làm rõ được điều này.

Nhưng điều quan trọng hơn là phải thấy rằng sự phân biệt trên không giống như phân biệt  "giản dị so với phóng khoáng". Nhu cầu của chúng ta không phải luôn luôn là những thứ nhỏ hơn, ít hơn và rẻ hơn.”

Mục đích cuối cùng của việc mua sắm, là để giúp chúng ta phát triển. Chiến lược của ông để làm chủ nhu cầu/mong muốn không chỉ là sự kết hợp giữa việc phân biệt cơ bản/nguyên chất (sự phân biệt về mức độ phức tạp của một đối tượng) hay sự phân biệt rẻ/xa xỉ (sự phân biệt về giá cả và nhu cầu"). Thay vào đó, ông đưa ra một cách tiếp cận tưởng chừng như phản trực giác , đó làsuy nghĩ về nhu cầu của bản thân trước mà không quan tâm đến giá cả.

Nhưng, cuối cùng, Armstrong đã chỉ ra rằng những điều cần thiết nhất để phát triển cuộc sống thường không liên quan đến hàng hóa vật chất:

“Các bước phát triển quan trọng trong đời sống kinh tế của các cá nhân và xã hội là khả năng vượt qua nhu cầu của hàng hóa thứ cấp để tiến tới hàng hóa cao cấp. Đôi khi chúng ta cần phải giảm bớt nhu cầu về hàng thứ cấp như địa vị và sự hào nhoáng để tập trung vào những thứ cao hơn. Điều này thì không tốn kém tiền bạc mà thay vào đó cần nhiều hơn sự quyết tâm.”

Tuy nhiên, vật chất và tinh thần là những thứ được liên kết chặt chẽ:

“Có những lý do khá sâu sắc về việc tại sao chúng ta cần quan tâm đồng thời đến cả việc có và làm. Cả hai đều được kết nối đến thành công.

 

Những gì chúng ta làm với cuộc sống sẽ quyết định chúng ta là ai.

 

Những gì chúng ta dành năng lượng tinh thần cho, những gì chúng ta đưa cảm xúc vào, nơi mà chúng ta phô bày ra sự can đảm hay táo bạo, sự thận trọng hay cam kết thì đều là những phần quan trọng của việc tồn tại và chắc chắn được kết nối với công việc và cả cách kiếm tiền.

Khi xem xét một sự khác biệt khác - đó là giá cả và giá trị - Armstrong đã chỉ ra một sự khác biệt quan trọng mà hầu hết chúng ta hiếm khi có thể thấy được:

“Giá là một vấn đề chung, là một sự thỏa hiệp giữa cung và cầu. Giá cả được thiết lập trong sự cạnh tranh. Vì vậy, giá của một chiếc xe được xác định bởi việc có bao nhiêu người muốn mua nó, họ sẵn sàng trả bao nhiêu, và mức độ sẵn sàng sản xuất của các nhà sản xuất. Đây là một hoạt động mang tính cộng đồng: rất nhiều người tham gia vào quá trình này, nhưng tiếng nói của bạn lại hầu như không bao giờ đủ quan trọng trong việc thiết lập giá cả.

Giá trị, mặt khác, là đánh giá cá nhân, đạo đức và thẩm mỹ - được chấp nhận cuối cùng bởi cá nhân dựa trên nhận thức, trí tuệ và tính cách của họ.”

Armstrong đã chỉ ra một số chiến lược giúp chúng ta cải thiện mối quan hệ với tiền và do đó làm chủ những lo lắng của chúng ta. Ông cũng dẫn ra giai thoại về một người đàn ông người mà nổi tiếng về lối sống lành mạnh: Goethe

 

Sự tận tâm với công việc - Jonathan Joseph Chmelar, Goethe, 1831

Từ nhiều tác phẩm viết về kinh nghiệm của mình, chúng ta biết rằng Goethe đã được định mức lương cho công việc của mình. Ông xuất thân từ một gia đình khá giả nhưng thích sự độc lập. Ông chuyển đổi mục tiêu nghề nghiệp, từ việc học luật để làm cố vấn cho chính phủ để có thể kiếm được nhiều tiền (điều này sau đó đã rất có ý nghĩa, ngày nay xu hướng có thể đi theo hướng ngược lại). Ông đối mặt với thất vọng đầu tiên. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông là rất được yêu thích, nhưng ông không kiếm được tiền từ nó.. . vì không chứng minh được bản quyền. Sau đó, ông biết cách đàm phán hợp đồng tốt hơn. Ông rất rõ ràng trong các vấn đề tài chính, ông lưu giữ hồ sơ tỉ mỉ về thu nhập và chi tiêu của mình. Ông thích những gì tiền có thể mua được. Nhưng tất cả điều này, tiền và những nỗi lo về tiền không kiểm soát đời sống nội tâm của ông. Ông đã viết với sự nhạy cảm đáng kinh ngạc về tình yêu và sắc đẹp. Ông hoàn toàn thực tế và thực dụng khi nói đến tiền, nhưng điều này không dẫn đến việc bỏ bê các giá trị của những khám phá lớn hơn trong cuộc đời ông.

 

Trạm Đọc (Read Station)

Theo Brainpickings

Tags: