Vì sao nói rằng Sống Tối Giản không chỉ đẹp mà còn cần thiết?
Vì sao nói rằng Sống Tối Giản không chỉ đẹp mà còn cần thiết?
Sống đẹp chính là sống giản đơn.

Một cuộc sống tươi đẹp là một cuộc sống giản đơn. Trong những quan điểm triết học về cách mà chúng ta nên sống, “sống tối giản” luôn là một điều cực kỳ khó khăn; từ Socrates đến Thoreau, từ Đức Phật đến Wendell Berry, các nhà tư tưởng đã bàn luận về điều này suốt hơn hai thiên niên kỷ. Và tư tưởng “sống tối giản” vẫn luôn có rất nhiều người ủng hộ. Các tạp chí như Real Simple thể hiện sự tối giản từ chính những quầy hàng, Oprah Winfrey thường xuyên phỏng vấn những người hâm mộ về cuộc sống tối giản như Jack Kornfield - một giáo viên về Chánh niệm Phật giáo; Phong trào Slow Movement - ủng hộ việc quay lại với những giá trị giản đơn tiền công nghiệp, cũng thu hút rất nhiều người theo dõi trên khắp các châu lục.

Image result for sống tối giản

 Xuyên suốt chiều dài lịch sử, sự tối giản không chỉ là một sự lựa chọn mà còn là điều cần thiết trong cuộc sống con người. Chính bởi sự cần thiết ấy mà nó cũng trở thành một phần của đạo đức. Nhưng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản công nghiệp và xã hội tiêu dùng, thị trường đã tăng trưởng không ngừng cả về số lượng và chất lượng, con người được khuyến khích mua nhiều hơn, sử dụng nhiều hơn, thậm chí vượt quá cả nhu cầu cần thiết của họ.

 

Kết quả là, có một sự đứt gãy nhất định giữa các giá trị truyền thống mà chúng ta đã được kế thừa và văn hóa tiêu dùng đương đại.

 

Trong thời kỳ tiền hiện đại, sự khác biệt giữa những gì các nhà triết học đã tư vấn và cách mọi người sống không thật sự lớn. Sự giàu có mang đến an toàn, nhưng ngay cả với của cải tràn trề, chúng cũng chỉ là tấm lá chắn mỏng manh khi phải đối chọi lại với những bất hạnh to lớn như chiến tranh, nạn đói, bệnh tật, sự bất công và sự tàn phá của những kẻ bạo chúa. Nhà triết học Stoic Seneca - một trong những người giàu có nhất thành Rome - vẫn bị kết án tử hình bởi Nero. Đối với số đông - những nô lệ, người hầu, nông dân và những lao động chân tay khác - hầu như không có hy vọng nào trong việc tích lũy ngay cả những của cải nhỏ bé nhất.

Trước khi máy móc được ứng dụng vào nông nghiệp, dân chủ đại diện, quyền dân sự, thuốc kháng sinh và aspirin, chỉ cần sống một cuộc đời dài không có quá nhiều đau đớn đã là một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng ngày nay, ít nhất là trong xã hội cấp tiến, con người muốn và mong đợi (và cũng thường có được) một cuộc sống tốt hơn. Sống tối giản, với nhiều người, giờ chỉ đơn giản là một cách sống nhàm chán.

Image result for sự lãng phí

Tuy nhiên, dường như thế hệ Millennials (Thế hệ 8x và 9x) hiện nay lại đang có một sự quan tâm đáng kể đến việc khám phá lợi ích của lối sống tối giản. Phần nào đó của phong trào này phản ánh một nỗi nhớ với thời kỳ tiền công nghiệp và tiêu dùng, và cũng là sự đồng thuận với quan điểm cho rằng sống tối giản sẽ khiến con người trở nên tốt đẹp hơn, bằng cách xây dựng những đức tính kỳ vọng như sự độc lập, hợp lý, hoặc trở thành một người hạnh phúc hơn bằng cách thúc đẩy sự an yên trong tâm hồn, duy trì một sức khỏe tốt và gần gũi với thiên nhiên.

Đây là những lập luận và quan điểm hết sức đúng đắn. Nhưng, bất chấp những giáo lý chính thống, sức ảnh hưởng của các nhà hiền triết và tín đồ tối giản cũng không đáng bao nhiêu. Chúng ta vẫn mải miết chạy theo guồng xoáy của việc kiếm tiền, chi tiêu, mua vé số, làm việc cật lực, rồi lại trả nợ, rồi lại cố sống cố chết 24/07 để leo lên từng nấc thang địa vị. Vậy thì, tại sao lại như vậy?

Một câu trả lời khá rõ ràng chính là sự đạo đức giả từ xa xưa. Chúng ta hoan nghênh những triết lý về sự tiết kiệm nhưng lại làm ngơ trước những giới luật trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta ca ngợi lối sống đơn giản của Giáo hoàng Francis, coi đó như một dấu hiệu của tính toàn vẹn đạo đức, nhưng lại vẫn luôn mong chờ và cổ vũ cho sự tăng trưởng kinh tế bởi nhu cầu về những ngôi nhà to lớn hơn, xe cộ hiện đại hơn và hàng tá những thứ xa xỉ phẩm khác.

Image result for cung điện versailles

Nhưng vấn đề không chỉ đơn giản là sự mâu thuẫn giữa niềm tin và hành động của chúng ta. Suy nghĩ của con người về sự tối giản và xa hoa, tẻ nhạt và lãng phí, về cơ bản đều không nhất quán. Chúng ta lên án sự xa hoa là lãng phí và vô vị, nhưng ngay sau đó ta lại ca ngợi những di sản xa hoa của quá khứ như Tử Cấm Thành hay cung điện Versailles với niềm tôn kính chẳng hề che giấu. Sự thật là phần lớn những gì chúng ta gọi là “văn hóa” đều được thúc đẩy bằng sự lãnh phí và xa hoa.

Có vẻ hơi nghịch lý, nhưng những trường hợp sống đơn giản thường trở nên thuyết phục nhất khi mọi người đều có vài ba sự lựa chọn khác nhau nhưng họ lại chọn sống theo cách tối giản. Những tranh luận truyền thống về cuộc sống tối giản có những hiệu quả nhất định trong việc hợp lý hóa sự cần thiết của nó. Nhưng những lập luận tương tự sẽ ít được quan tâm hơn khi cuộc sống tối giản chỉ đơn giản là một lựa chọn giữa vô vàn lựa chọn sống khác. Bởi thế những triết lý về sự tối giản lại càng trở nên khó tiếp cận hơn.

Điều đó có thể sắp thay đổi dưới ảnh hưởng của hai yếu tố: kinh tế và môi trường. Khi cuộc suy thoái kinh tế xảy ra gần đây và bộc lộ ra những bất ổn vốn có trong một hệ thống kinh tế luôn cam kết tăng trưởng không ngừng, hàng triệu người đột nhiên cảm thấy mình trong hoàn cảnh mà sự tối giản trở nên vô cùng cần thiết và các giá trị liên quan một lần nữa lại được khám phá.

Image result for sự lãng phí

Trong những xã hội như Mỹ, chúng ta chứng kiến xu hướng tư bản chủ nghĩa đang ngày càng kéo giãn khoảng cách giữa “có” và “không”. Những bất bình đẳng ngày càng gia tăng chính là hậu quả nhãn tiền của sự lãng phí và xa hoa quá mức. Khi có quá nhiều người sống dưới mức nghèo khổ, sẽ có chẳng còn những thứ hiển hiện trước mắt về sự sang trọng hay hào nhoáng nữa. Thêm vào đó, sự phân bố của cải cũng đại diện cho một cơ hội bị đánh mất. Theo Epicurus và các hiền triết tối giản khác, người ta có thể sống hoàn toàn tốt khi được cung cấp những nhu cầu và sự thỏa mãn cơ bản - một quan điểm đã được xác nhận trong thời hiện đại hởi “Tháp nhu cầu” của Maslow. Nếu vậy, đó sẽ là lý lẽ để sử dụng của cải dư thừa nhằm giúp đỡ những người khó khăn có được một mức sống cơ bản như nhà ở, thức ăn, chăm sóc giáo dục và sức khỏe, giao thông cầu đường… với chi phí thấp, thay vì trở thành tư hữu của một vài cá nhân.

Tuy nhiên, với các nhà hiền triết thông thái, sẽ không có chuyện Socrates hay Epicurus tranh luận về môi trường (theo nghĩa đen) của một lối tối giản. Hai thế kỷ công nghiệp hóa, bùng nổ dân số và hoạt động kinh tế điên cuồng đã để lại cho chúng ta khói bụi, sông hồ ô nhiễm, rác thải độc hại, xói mòn đất, phá rừng, các sinh vật tuyệt chủng và nóng lên toàn cầu. Nhưng triết lý tối giản truyền bá những hệ tư tưởng và chủ trương cho một lối sống có thể phần nào giúp con người đảo ngược các xu thế đó và bảo tồn hệ sinh thái mong manh trên hành tinh này.

Nhiều người vẫn không tin vào điều này. Nhưng nếu cách chúng ta đang sống được chứng minh rằng chúng không bền vững, thì có thể không sớm thì muộn, chúng ta cũng phải hướng đến sự đơn giản trong lối sống. Và trong trường hợp đó, một truyền thống đáng nể hóa ra lại hàm chứa những triết lý của tương lai.

Theo Aeon.

Tags: