Tuyển tập văn học Việt Nam: Những ngôi sao lấp lánh
Tuyển tập văn học Việt Nam: Những ngôi sao lấp lánh
Trạm Đọc xin giới thiệu một số cuốn sách văn học Việt Nam đáng chú ý được xuất bản trong năm qua.

 

 Đêm núm sen (Trần Dần)

 

Kết quả hình ảnh cho đêm núm sen

Đêm núm sen được ra mắt vào giữa năm 2017, 20 năm sau khi tác giả qua đời, và 56 năm sau khi nó được viết ra.

Cuốn sách gợi cảm từ cái tên gợi đi. Tuy nhiên, nếu chỉ thuần là cuốn sách nói về nhục cảm, thì có lẽ Đêm núm sen đã không khiến giới văn chương ngợi ca nhiều đến vậy.

 

 Những thành phố trôi dạt (Nguyễn Vĩnh Nguyên)

 

Kết quả hình ảnh cho Những thành phố trôi dạt

“Cuốn tiểu thuyết này viết về tình dục với tất cả sự hồn nhiên của thân xác. Ngôn từ trong sách nếu theo đạo đức thông thường ta thấy nó có phần tục. Nhưng trong bối cảnh chiến tranh, nó thể hiện sức sống của con người, niềm ham sống của con người, xưng tụng sự sống của con người” – TS ngữ văn Trần Ngọc Hiếu đánh giá.

Toàn bộ tác phẩm giống như bản ghi lại 50 câu chuyện khác nhau của 50 lữ khách. Những người này từng sống trong không gian đô thị, từng trôi dạt qua nhiều hoàn cảnh. Cảm hứng về sự xê dịch này được tác giả thừa nhận là gợi lên từ tác phẩm của nhà văn Italo Calvino.

Cấu trúc tập sách mang nhiều chiều kích từ không gian đa dạng đến các lớp nghĩa của truyện cũng thật đa tầng bởi mỗi lữ khách là một câu chuyện.  

 

Miền hoang tưởng (Nguyễn Xuân Khánh)

 

Kết quả hình ảnh cho Miền hoang tưởng

Miền hoang tưởng là cuốn tiểu thuyết gồm một chuỗi bức thư của nhân vật Tư gửi cho người yêu tên Ngà, kể về cuộc sống đầy khó khăn thử thách của anh sau khi từ Tây Bắc xuống Hà Nội để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc. Song song với đó là những đối thoại của Tư với Chúa về những gì anh nhìn thấy từ muôn phận người trong xã hội.

Miền hoang tưởng ngợp những đối thoại, ở đó có nỗi buồn miên man bất tận, có sự tranh chấp của tình yêu và tình bạn, của niềm đam mê và cuộc sống nghèo đói tù ngục, ở đó có sự đấu tranh không ngừng nghỉ giữa cái thiện và cái ác. Tuy vậy, chính tình yêu đẹp đẽ trong truyện là một điểm sáng le lói, làm điểm tựa và giúp câu chuyện vơi bớt bi thương và giúp con người tin tưởng hơn.

 

Kể xong rồi đi (Nguyễn Bình Phương)

 

Kết quả hình ảnh cho keể xong rồi đi

“Kể xong rồi đi” là cuốn sách chiêm nghiệm về cái chết.  Nhìn cuộc sống từ góc độ cái chết, cuốn tiểu thuyết trưng bày một bức tranh đầy đủ hơn về cõi nhân quần bề bộn, cho thấy cái chết ở gần ta hơn ta tưởng, tham dự vào bàn tiệc cuộc sống nhiều hơn ta nghĩ.

Có thể tìm thấy trong đó nhiều chuyến đi của những con người và số phận khác nhau, thấp hèn hay vinh quang, nhẹ nhàng hay khốc liệt, ngẫu nhiên hay tất nhiên, nhưng tất cả đều cùng một điểm đến, và tất cả đều làm sáng rõ hơn dáng hình của cái chết: vừa giản dị, vừa vừa quyền lực, vừa kinh dị và lại vừa mang vẻ đẹp siêu phàm.

 

Cuộc vuông tròn (Nguyễn Bắc Sơn)

 

Kết quả hình ảnh cho sách cuộc vuông tròn

Cuộc vuông tròn là tiểu thuyết thứ sáu trong ba bộ tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn. Các tác phẩm đều đi vào những vấn đề đương đại, nóng hổi mang tính thời cuộc.

Đây là một tiểu thuyết luận đề về tình yêu và gia đình, nhưng tác giả không chỉ gửi đến người đọc những kiến giải về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc mà cao hơn, nó là thông điệp tư tưởng - nhân sinh với các vấn đề về đất nước, dân tộc và sự tồn vong của xã hội.

 

Nam và Sylvie (Phạm Duy Khiêm)

 

Kết quả hình ảnh cho Nam và Sylvie

Nam và Sylvie - câu chuyện tình thời du học Pháp của Phạm Duy Khiêm - người Việt đầu tiên tốt nghiệp tú tài văn chương Pháp. Một chàng trai An Nam du học ở Pháp và gặp một cô gái Pháp tại kinh đô ánh sáng. Họ yêu nhau say đắm, họ đến với nhau tự nhiên và dốc hết lòng cho nhau trong những tháng ngày sinh viên, mặc cho viễn cảnh chia ly một khi chàng trai học xong và về nước là điều cả hai đều hình dung được.

Chuyện tình của đôi trai gái này được cấu tứ thành tiểu thuyết, với độ lùi thời gian hơn hai mươi năm sau và thủ pháp là tác giả - nhân vật nam trong truyện - tỉ mẩn lật giở lại kỷ niệm xưa, để một lần nữa nhìn lại "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy" của chính mình và người yêu nay đã xa vời.

 Trí khùng tự truyện (Nguyễn Trí)

 

Kết quả hình ảnh cho trí khùng tự truyện

Nguyễn Trí là một nhà văn viết bằng vốn sống, bằng chính những đau đớn của mình. Ông trải qua nhiều nghề trước khi trở thành nhà văn, từ tìm trầm hương, đá quý, vàng, xe ôm. Cuốn sách phản ánh chân thật không gian sống tại Miền Nam trước 1975 của người dân cũng như những người quân nhân. Không những vậy, những va chạm lịch sử và số phận nghiệt ngã thân phận con người thời hậu chiến cũng được phản ảnh trọn vẹn trong cuốn tự truyện này.

 

Lặng yên dưới vực sâu (Đỗ Bích Thúy)

 

Kết quả hình ảnh cho sách lặng yên dưới vực sâu

Lặng yên dưới vực sâu là những câu chuyện tình của những thanh niên người Mông ở vùng núi U Khố Sủ. Bằng bút pháp trữ tình chừng mực, sử dụng nhiều câu ngắn, chi tiết đắt và sắc, con người và cuộc sống ở một vùng núi phía bắc dần hiện lên đầy nhân văn và cũng vô cùng khốc liệt. Đỗ Bích Thúy một lần nữa chứng tỏ mình là người am hiểu sâu sắc văn hóa bản địa, yêu quý và gắn bó với miền đất ấy – để có những trang viết ám ảnh, lay động như vậy

 

 

Sống khó hơn là chết (Trung Trung Đỉnh)

 

Kết quả hình ảnh cho sống khó hơn là chết

Tiểu thuyết Sống khó hơn là chết là câu chuyện về những mảnh ghép đan xen của quá khứ và hiện tại, nỗi ám ảnh chiến tranh đã qua và nỗi đau đớn phận người nghèo khổ trôi dạt nay đây mai đó ngay cả khi không còn chiến tranh...

Với tác giả, cái chết là sự giải thoát, khi người ta đã đi đến tận cùng nỗi đau, tận cuối con dốc của cuộc đời. Còn sống thì phải sống thế nào, mới thật khó. Tác giả cho rằng từ khi biết suy nghĩ con người đã bước vào cuộc giành giật miếng cơm, sự sống, tham vọng không ngừng. Con người dần đi vào những nghịch cảnh không ngờ tới, đó là niềm tin lầm lạc, những nông nổi thói thường, cuộc tranh giành vị trí và thói mê hư danh...

 

Dòng sông chết (Thiên Sơn)

 

Hình ảnh có liên quan

Cuốn tiểu thuyết được viết dưới dạng một cuộc độc thoại dài của nhân vật chính. Trong một cảm giác bị cô đơn vây tỏa, nhân vật chính tự nói với mình. Và cuộc độc thoại ấy của một nhà hóa học trẻ tuổi đã hé lộ không chỉ những câu chuyện riêng tư mà còn là những mảng hiện thực khủng khiếp mà chỉ có những nhà chuyên môn mới có điều kiện thấu rõ. Đó là sự vụ lợi, thói vô trách nhiệm cùng những hủ tục đã biến thành tựu của cuộc cách mạng hóa học và công cuộc công nghiệp hóa thành một trong những mối tai họa của cuộc sống trong xã hội hiện đại.

Cuốn sách nổi lên hai chủ đề chính, đó là sự tàn hủy môi trường sống và một ẩn dụ về sự không cứu vãn được trước sự suy thoái của trí tuệ con người.

Tags: