Triết học thường ngày: Bạn có bao giờ “quá xúc động” khi đưa ra quyết định không?
Triết học thường ngày: Bạn có bao giờ “quá xúc động” khi đưa ra quyết định không?
Rõ ràng, cảm xúc phần nào xác định cách con người giải quyết các tình huống hàng ngày. Câu hỏi của tôi là: “Mức độ lành mạnh” của việc để cảm xúc lấn át suy nghĩ lý trí của chúng ta là bao nhiêu? Đặc biệt, chúng ta nên nhìn nhận sự tức giận như thế nào trong những tình huống khó khăn?
Tôi thực sự thích câu hỏi này, không chỉ vì nó đi vào cốt lõi của triết học mà còn đi vào bản chất của con người.

Đầu tiên, hãy đến với một câu chuyện. Buổi học đầu tiên của tôi trong năm đầu tiên học triết học là “Nhập môn Logic Hình Thức”, được giảng dạy bởi một giảng viên trẻ tên là Jan Westerhoff, người đã cho chúng tôi thấy sự kỳ diệu của logic. Ông viết nguệch ngoạc các vị ngữ, liên từ và câu điều kiện kép và giới thiệu cho chúng tôi những nghịch lý. Ông mua cho bảo chúng tôi mua những cuốn sách liên quan đến “cây sự thật”. Nói chung, tôi thích học phần đó. Đó là lần đầu tiên tôi nhận ra một bài học quan trọng: các triết gia có xu hướng yêu thích logic. Họ yêu thích những lập luận hợp lý và sắp xếp chúng từ tiền đề đến kết luận. Trong nhiều thiên niên kỷ, triết học vẫn tự hào về tính hợp lý.

Đây không phải là cách mọi người khác sống cuộc sống của mình, thậm chí là cả những triết gia. Và vì vậy, câu hỏi về cảm xúc và lý trí không phải mới xuất hiện; Michel de Montaigne ở thế kỷ 16 và Friedrich Nietzsche ở thế kỷ 19 đã chỉ ra điều đó. Nhưng nghiên cứu về cảm xúc trong việc ra quyết định còn tương đối mới. Đó là sự kết hợp thú vị giữa tâm lý học và triết học. Một “cuộc hôn nhân” giữa khoa học và nhân văn. 

Vì vậy, với tinh thần tương tự, tôi cảm thấy thật phù hợp khi xem xét cả cách tiếp cận triết học và tâm lý đối với vấn đề này. Đại diện cho các triết gia, chúng ta sẽ tìm hiểu về Aristotle và hậu duệ của ông là những nhà Khắc kỷ. Đại diện cho các nhà tâm lý học, chúng ta sẽ tìm hiểu về Robert Oum và Debra Lieberman.

 

Aristotle: Sẽ không có đức hạnh nếu không có lý trí (No virtue without reason)

 

Aristotle lập luận rằng con người được “dán nhãn”, được cho là sống lý trí. Điều đó không có nghĩa là ông cho rằng con người sống như robot hay thậm chí là chúng ta sẽ trở thành robot, mà đúng hơn là những cái “nhãn” đó là duy nhất và cần thiết với con người. 

Chúng ta bị thúc đẩy bởi những đam mê, nhưng động vật cũng vậy. Chúng ta bị điều khiển bởi bản năng, thực vật cũng vậy. Cả ba đều là một phần bản chất con người, nhưng chỉ có “nhãn dán” - tính hợp lý - làm chúng ta khác biệt. 

Mặt khác, Aristotle lập luận rằng một cuộc sống hạnh phúc, hưng thịnh và trọn vẹn (eudaimonia) đòi hỏi phải có đức hạnh. Chúng ta phải có đạo đức để được hạnh phúc. Nhưng để có đức hạnh, chúng ta phải sử dụng lý trí của mình. Hay chính xác hơn là chúng ta phải sử dụng lý trí để hướng dẫn các yếu tố con người khác của mình.  Chính “nhãn dán” đã biến “đức hạnh nguyên thủy” thành một đức hạnh đích thực. 

Ví dụ, lòng dũng cảm không chỉ đơn giản là niềm đam mê. Nó không phải là hạ gục kẻ thù với niềm vinh quang trong tâm trí và nỗi sợ hãi bị chôn vùi. Sự dũng cảm thực sự liên quan đến việc đưa ra quyết định (prohairetike), đây là một phần quan trọng của “nhãn dán”. Lòng can đảm chỉ là đức tính tốt khi nó hướng tới điều tốt đẹp. Chúng ta không thể có đạo đức và hạnh phúc nếu không có lý trí. 

Trong nhiều thế kỷ sau đó, những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ đã phổ biến điều này đến với đông đảo mọi người hơn. Các nhà Khắc kỷ đã biến lý trí thành một nguyên lý vũ trụ chi phối Vũ trụ. Để trở thành một con người tốt là sống phù hợp với lý trí. 

Chủ nghĩa khắc kỷ không phải là vô cảm mà là lựa chọn cảm xúc. Vì vậy, hãy cảm nhận “sự tức giận trong những tình huống khó khăn” của bạn, nhưng luôn nằm dưới sự kiểm soát của lý trí và luôn vì điều tốt đẹp

Khi đó, đối với Aristotle và các nhà Khắc kỷ, cảm xúc chỉ “lành mạnh” khi nó được sử dụng để phục vụ cho lý trí. 

 

Oum và Lieberman: Sự phân tách sai lầm và đáng xấu hổ

 

Chúng ta là loài yêu thích sự phân tách. Chúng ta thích chia thế giới thành hai phần và sợ vùng giao thoa giữa hai phần ấy. Đen hay trắng, lên hay xuống, nam hay nữ, thẳng hay gay, chúng ta và họ, lý trí hay cảm xúc. Tuy nhiên, cũng như hầu hết mọi thứ trong cuộc sống, mọi chuyện không bao giờ đơn giản đến thế. Và sự phân chia giả khoa học giữa não “trái” và “phải”, hay “nhận thức” và “cảm xúc”, không phải là cách mà bất kỳ nhà khoa học danh tiếng nào dùng để nói về tâm trí của chúng ta ngày nay. 

Oum và Lieberman đưa ra lập luận rằng ở cấp độ sinh lý, thần kinh cũng như không gian làm việc có ý thức, cảm xúc và nhận thức gắn bó với nhau một cách không thể phân tách được. Như họ đã nói, “cảm xúc là nhận thức. Nghĩa là, các chương trình cảm xúc là các chương trình nhận thức kích hoạt một loạt các chương trình tâm lý và sinh lý để ứng phó với một tình huống tái diễn có tác động đến sự sống còn và sinh sản.”

Một ví dụ tuyệt vời mà họ đưa ra là sự ghê tởm tự nhiên của hầu hết mọi người đối với phân. Chúng ta đã phát triển “các chương trình nhận thức được thiết kế để phát hiện các chất có liên quan đến các tác nhân gây hại” và cảm giác ghê tởm của chúng ta là một công cụ quyết định giúp chúng ta tránh được “các tác nhân gây bệnh”. Sự ghê tởm của chúng ta vừa là công cụ chẩn đoán bệnh tật vừa là yếu tố thúc đẩy. Việc chúng ta sẵn sàng xả bồn cầu không phải là một khả năng lý tính có thể được xem xét tách biệt khỏi các phương pháp đánh giá thế giới khác của chúng ta. Tất cả các chương trình này cùng nhau hoạt động, và cho thấy việc phân tách chúng là một sai lầm đã tồn tại hàng thiên niên kỷ. 

 

Tinh thần của câu hỏi

 

Vì vậy, nếu chúng ta theo đuổi tâm lý học hiện đại, tôi e rằng mình sẽ phải lùi lại câu hỏi. Không có cái gọi là “cảm xúc lấn át lý trí của chúng ta” cũng như không có tia chớp lấn át sấm sét.

Nhưng đó không phải là mục đích của câu hỏi. Tôi tin rằng nó liên quan nhiều hơn đến những gì Aristotle và các nhà Khắc kỷ đã nói. Đó là vấn đề mà liệu pháp nhận thức hành vi hiện đại giải quyết và đó là ý tưởng cho thấy chúng ta cảm thấy cảm xúc của mình khác với suy nghĩ. Điều mà các nhà Khắc kỷ lập luận (và những gì CBT đã chứng minh) là nhiều người có thể điều khiển cảm xúc của mình ở một mức độ nào đó. Và ở đây, câu hỏi trở nên có phần gay gắt hơn. Những người ủng hộ Chủ nghĩa Khắc kỷ rất cẩn thận khi nói rằng đó không phải là sự đàn áp. Nhưng tôi cảm thấy khó tưởng tượng tại sao việc “lựa chọn cảm xúc của mình” lại không liên quan đến yếu tố kìm nén hoặc pha loãng. Điều này sau đó trở thành một câu hỏi thực nghiệm. Tốt hơn là bạn nên nói ra và trút bỏ những cảm xúc của mình - cảm nhận chúng cho đến khi chúng kết thúc? Hay tốt hơn là nên giữ chúng lại và đối mặt với chúng? Một số bằng chứng có thể gợi ý giải pháp thứ nhất, nhưng tôi sẽ phải phòng ngừa những vụ cá cược của mình và nói rằng đôi khi việc điều tiết cảm xúc lại tốt hơn.

Tất cả những điều đó có nghĩa là, tôi tin rằng cần phải có một lượng cảm xúc lành mạnh, nhưng tôi đồng ý với các nhà Khắc kỷ rằng hiếm khi chúng ta muốn nó “tiếp quản” việc ra quyết định hợp lý của mình.

- Theo Big Think

 

Tags: