Thư viện của các vĩ nhân (Phần 3): Thư viện của Thomas Jefferson 
Thư viện của các vĩ nhân (Phần 3): Thư viện của Thomas Jefferson 
Thomas Jefferson được biết đến nhiều nhất với tư cách là Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ và là người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Những gì ông đã làm được khi đương vị đủ để đưa tên ông vào biên niên sử nước Mỹ. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, sau khi hết nhiệm kỳ, Jefferson còn đảm nhận việc tái thiết nền giáo dục ở đất nước non trẻ. Ở thời điểm đó, giáo dục vẫn gắn liền với tôn giáo nhưng ông tin rằng giáo dục không chỉ bao gồm những kiến thức về thần thánh. 

Vì vậy, vào năm 1819, ở tuổi 76, ông đã thành lập Đại học Virginia với tư cách là một học viện thế tục. Thực chất, học viện này là một thư viện. Theo truyền thống, ở trung tâm khuôn viên trường sẽ phải là một nhà nguyện, nhưng tại UVA, Jefferson đã đặt vào đó một thư viện, qua đó thể hiện niềm tin của ông rằng sách là trọng tâm trong giáo dục. 

Có thể dễ dàng hình dung Jefferson là một người đọc sách buồn tẻ, nhưng ngược lại, ông thấy lịch sử và đạo đức khả buồn tẻ: 

“Khi đọc King Lear, ý thức sống động và lâu dài về nghĩa vụ hiếu thảo sẽ in hằn vào tâm trí của con trai và con gái hiệu quả hơn tất cả những cuốn sách khô khan nào về đạo đức và thần thánh từng được viết.”

Jefferson thông thạo mọi lĩnh vực, nhưng có lẽ ông thích những tác phẩm hư cấu hơn cả: 

“Tuy nhiên, nếu ta chú ý đến bản chất của tâm trí con người thì sẽ thấy rằng việc giải trí bằng tiểu thuyết vừa hữu ích vừa thú vị.”

Trong suốt cuộc đời mình, Jefferson có thói quen viết thư và ông thường xuyên đáp lại những yêu cầu từ người lạ về danh sách đọc và cách cải thiện bản thân. Trong một lá thư, ông đã phản hồi về niềm tin phổ biến vào thời đó rằng người ta chỉ có thể được giáo dục về đạo đức thông qua các tác phẩm kinh điển của Hy Lạp và La Mã rằng:

“Mọi việc đều hữu ích, góp phần củng cố các nguyên tắc và thực hành đức hạnh. Chẳng hạn, khi thấy bất kỳ hành động từ thiện hay tri ân nào diễn ra trước mắt hoặc thậm chí là trong trí tưởng tượng, chúng ta vô cùng ấn tượng với nó rồi trong ta trỗi dậy mong muốn thực hiện những hành động đó. Ngược lại, khi chứng kiến hoặc đọc được bất kỳ hành động tàn bạo nào, ta cảm thấy ghê tởm bởi những thói xấu.” 

Trong bức thư ấy, cũng như nhiều bức khác, Jefferson đã liệt kê một danh sách dài những cuốn sách mà ông cho là có tác dụng nâng cao tinh thần cả về mặt đạo đức cũng như niềm vui. Thậm chí, ông còn sắp xếp chúng theo danh mục. 

Bên cạnh đó, Jefferson đã lưu ý rằng những tác phẩm này không phải là toàn bộ những gì mà một người nên đọc, nhưng sẽ cung cấp nền tảng tuyệt vời: 

“Những cuốn sách này không phải là toàn bộ những gì nên đọc về một ngành khoa học. Thực sự có rất nhiều tác phẩm xuất sắc đi sâu vào chi tiết. Nhưng những cuốn được nêu ra ở đây sẽ giúp học viên có thể lựa chọn cho mình những gì phù hợp với quan điểm và khuynh hướng của bản thân. Chúng sẽ mang lại cho học viên những kiến thức hữu ích và thỏa đáng.”

Dưới đây là danh sách những cuốn sách Thomas Jefferson khuyên đọc: 

- Về lịch sử:

1/ “The Histories” (Bản tiếng Việt: “Lịch sử”) của Herodotus

2/ “History of the Peloponnesian War” (Bản tiếng Việt: “Lịch sử chiến tranh Peloponnese”) của Thucydides

3/ “Anabasis” (Bản tiếng Việt: “Hồi ký viễn chinh xứ Ba Tư”) và “Hellenica” của Xenophon

4/ “Life of Alexander the Great” của Quintus Curtius Rufus

5/ “The Gallic War & The Civil War” của Julius Caesar

6/ “Antiquities of the Jews” của Josephus

7/ “Lives” của Plutarch

8/ “The Annals & The Histories” của Tacitus

9/ “History of the Decline and Fall of the Roman Empire” (Bản tiếng Việt: “Sự suy tàn và sụp đổ của đế chế La Mã”) của Edward Gibbons

 

- Về triết học: 

1/ Những tác phẩm của Plato

2/ Những tác phẩm của Cicero

3/ “Morals” của Plutarch

4/ Thư tín và tiểu luận về đạo đức của Seneca

5/ “Memorabilia of Socrates” (Bản tiếng Việt: “Socrate tự biện”) của Xenophon

6/ “Meditations” của Marcus Aurelius

7/ “The Enchiridion” của Epictetus

8/ “An Essay Concerning Human Understanding” của John Locke

9/ “Dialogues Concerning Natural Religion” của David Hume

10/ “Candide” (Bản tiếng Việt: “Chàng ngây thơ”) của Voltaire

11/ “Introductory Discourse and the Free Inquiry” của Conyers Middleton

12/ “Nicomachean Ethics” (Bản tiếng Việt: “Đạo đức học”) Aristotle

 

- Về Văn học/Sử thi/Kịch

1/ The Iliad & The Odyssey (Bản tiếng Việt: “Iliad” và “Odyssêy”) của Homer

2/ “The Aeneid” của Virgil

3/ “Paradise Lost” của John Milton

4/ “Oedipus Trilogy” của Sophocles

5/ “Oresteia Trilogy” của Aeschylus

6/ Những vở kịch của Euripides

7/ Thơ của Horace

8/ Những tác phẩm của William Shakespeare

9/ “The Misanthrope” (Bản tiếng Việt: “Kẻ ghét đời”) của Moliere

10/ “Gulliver’s Travels” (Bản tiếng Việt: “Gulliver du ký”) và “A Modest Proposal” của Jonathan Swift

11/ “Don Quixote” (Bản tiếng Việt: “Don Quixote - Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha”) của Miguel de Cervantes

12/ “The Adventures of David Simple” của Sarah Fielding

13/ “The Adventures of Roderick Random” của Tobias Smollett

14/ “The Vicar of Wakefield” của Oliver Goldsmith

15/ “Tristram Shandy” của Laurence Sterne

16/ “The Canterbury Tales” của Geoffrey Chaucer

17/ Thơ của Edmund Waller

 

- Về Chính trị/Tôn giáo/Lịch sử hiện đại

1/ “Spirit of the Laws” (Bản tiếng Việt: “Tinh thần pháp luật”) của Montesquieu

2/ “Two Treatises of Government” (Bản tiếng Việt: “Khảo luận thứ hai về chính quyền”) của John Locke

3/ “Discourses Concerning Government” của Algernon Sidney

4/ Kinh Thánh

5/ “The History of America” của William Robertson

6/ “Historical Review of Pennsylvania” của Benjamin Franklin

7/ “A History of the Settlement of Virginia” của Captain John Smith

 

- Về khoa học:

1/ Sách nghiên cứu về điện của Benjamin Franklin

2/ “The Gentleman Farmer” của Henry Home

3/ “The Horse Hoeing Husbandry” của Jethro Tull

4/ “Buffon’s Natural History” của Georges-Louis Leclerc

5/ “Anson’s Voyage Round the World” của Richard Walter

- Theo: Art of Manliness

Tags: