THƯ VIỆN CỦA CÁC VĨ NHÂN (P1): Thư viện của Ernest Heming way
THƯ VIỆN CỦA CÁC VĨ NHÂN (P1): Thư viện của Ernest Heming way
Chào mừng bạn đến với loạt bài về thư viện của các vĩ nhân. Những con người lỗi lạc trong lịch sử thường là những người ham đọc sách và triết lý riêng của họ là sự chắt lọc từ những tác phẩm vĩ đại.
Ernest Hemingway nổi tiếng là một trong những nhà văn nổi bật nhất và mạnh mẽ nhất trong thời đại của ông, và có lẽ cũng là của mọi thời đại. Ông đã viết 10 tiểu thuyết, 9 tác phẩm phi hư cấu, cùng nhiều tuyển tập truyện ngắn, thơ, tiểu luận với nội dung trải dài nhiều thể loại, từ những câu chuyện chiến tranh hư cấu, chuyện câu cá, đến những chuyến đi săn ngoài đời thực, hay cuộc sống lãng mạn ở Paris. Phong cách viết mang tính biểu tượng của ông đã truyền cảm hứng cho sự nam tính, và ngay cả với những người không thích đọc sách cũng có thể thưởng thức các tác phẩm của ông một cách vui vẻ. 

Điều có lẽ không được nhiều người biết đến là Hemingway thích đọc nhiều thể loại sách. Ông từng nói: “Tôi luôn đọc sách - càng nhiều càng tốt.” Và thói quen này của ông cũng được những người khác ghi nhận: “Ông ấy đọc sách suốt. Khi không có gì làm, ông ấy lại đọc.”, “Lúc nào cũng thấy ông ấy đọc sách.”, “Tôi nghĩ Hemingway đọc hầu hết mọi thứ ông ấy có được.”...

Ông thường được viết đến là người đọc khoảng 4 cuốn sách cùng một lúc, con số này đôi khi tăng lên đến 8 hoặc 10 cuốn. Ông cũng đặt mua nhiều ấn phẩm định kỳ, có thể là tạp chí hoặc báo. Ngôn từ thực sự là niềm đam mê và trở thành công việc suốt đời của ông. 

Trong trường hợp của Hemingway, thói quen đọc sách của ông không phải xuất phát từ việc thiếu học vấn. Ông lớn lên trong một gia đình mà việc đọc sách vô cùng quan trọng và thư viện trong ngôi nhà thời thơ ấy đã tạo dựng niềm yêu thích đọc sách cho ông và cả các anh chị em của ông. Marcelline - em gái Hemingway từng viết: 

“Ernest và tôi đã đọc rất nhiều. Những bộ tác phẩm kinh điển của Scott, Dickens, Thackeray, Stevenson và Shakespeare lấp đầy trong thư viện gia đình chúng tôi. Tôi không nghĩ chúng tôi đã bỏ qua bất kỳ điều nào trong số đó. Chỉ có điều, vào một mùa xuân, tôi mắc bệnh quai bị và đã hết sách để đọc, do đó tôi đã đọc tất cả các vở bi kịch của Shakespeare, cũng như đọc lại các vở hài kịch. Sau đó, Ernie bị quai bị giống tôi, và tôi biết anh ấy cũng đọc những cuốn sách tương tự. Cả hai chúng tôi đều say mê Stevenson, đặc biệt là cuốn ít được biết đến “The Suicide Club”, cũng như “Treasure Island”. Thackeray không dễ đọc như Kipling, Stevenson hay Dickens, nhưng chúng tôi đọc từ đầu đến cuối cuốn tạp chí Vanity Fair. Cả hai chúng tôi đều đọc sách của Horatio Alger vào năm lớp ba và lớp bốn, và Ernest rất coi trọng chúng."

Khi đã có tuổi, tình yêu đọc sách của Hemingway càng sâu đậm hơn. Trong phần lớn cuộc đời mình, mỗi ngày, ông đọc khoảng một cuốn sách rưỡi, cũng như ít nhất ba tờ báo. Và điều này không thay đổi khi ông đi du lịch; Hemingway được biết đến là người mang theo cả một bao tải sách trong bất kỳ chuyến đi nào. Với ông, đọc sách không phải là việc đã rồi, mà trên thực tế, đọc sách là một phần không thể bỏ qua trong thói quen hàng ngày của ông. Thường thường, Hemingway sẽ viết vào buổi sáng, sau đó dành phần lớn thời gian của buổi chiều và buổi tối để đọc.

Ngoài mục đích giải trí, Hemingway đọc để thư giãn, thoát khỏi công việc và nạp lại năng lượng, điều mà ông thấy cần thiết cho việc viết lách của mình:

“Sau khi viết xong, tôi thấy mình cần đọc một cái gì đó. Nếu bạn cứ nghĩ về nó, bạn sẽ đánh mất thứ bạn đang viết trước khi bạn có thể tiếp tục với nó vào ngày hôm sau. Cần phải tập thể dục, cho đến khi cơ thể mệt mỏi. Nhưng sau này, khi thấy trống rỗng, cần phải đọc để không phải suy nghĩ hay lo lắng về công việc của mình cho đến khi có thể làm lại.”

Trong suốt sự nghiệp của mình, Hemingway đã đưa ra những lời khuyên về đọc sách cho những người hâm mộ trẻ, những người tới phỏng vấn ông, và thậm chí cả trong các tác phẩm của chính ông. Khi nhận xét về việc đọc tác phẩm của mình, ông nói: “Hãy đọc bất cứ điều gì tôi viết vì niềm vui khi đọc nó. Bất cứ điều gì bạn tìm thấy khác sẽ là thước đo cho những gì bạn mang đến cho bài đọc.” 

Đối với Hemingway, việc đọc thiên về trải nghiệm hơn là rút ra những bài học cụ thể từ nó: “[Sách] là một phần của việc học cách nhìn, nghe, suy nghĩ, cảm nhận và không cảm nhận, và viết.”

Tiếp theo là tổng hợp những cuốn sách mà Hemingway từng đề cập. Bạn sẽ nhận thấy không có nhiều tác phẩm phi hư cấu cũng như văn học “cổ điển” Hy Lạp và La Mã cổ đại. Hemingway dường như bị mắc kẹt với những gì được coi là văn học vĩ đại. Nên theo cách nói của ông, từ năm 1958, “anh ta biết mình phải đánh bại điều gì.”

 

Những cuốn sách mà Hemingway đã từng đề cập

 

1/ “The Common Reader” của Virginia Woolf

2/ “A House Divided” của Ben Ames Williams

3/ “The Republic” của Charles Beard

4/ “Napoleon’s Invasion of Russia” của Eugene Tarle

5/ “How Young You Look” của Peggy Wood

6/ “African Hunting” của William Charles Baldwin

7/ Tuyển tập thơ của T.S. Eliot

8 - 9 - 10/  “Ulysses”, “Dân Dublin”, “A Portrait of the Artist As a Young Man” của James Joyce

11/  “Vua Lear” của Shakespeare

12 - 13/ “The Open Boat and Other Stories”, “The Red Badge of Courage” của Stephen Crane

14/ “Bà Bovary”, “Sentimental Education” của Gustave Flaubert

15/ “Đỏ và đen” của Stendahl

16/ “Kiếp người” của W. Somerset Maugham

17 - 18/ “Anna Karenina”, “Chiến tranh và hòa bình” của Leo Tolstoy

19/ “Gia Đình Buddenbrook” của Thomas Mann

20/ “Hail and Farewell” của George Moore

21/ “Anh em nhà Karamazov” của Fyodor Dostoevsky

22/ “Căn phòng khổng lồ” của E.E. Cummings

23/ “Đồi gió hú” của Emily Bronte

24/ “Far Away and Long Ago” của W. H. Hudson

25 - 26/ “The American”, “Complete Short Stories” của Henry James

27 - 28 - 29/ “Mr. Midshipman Easy”, “Frank Mildmay”, “Peter Simple” của Frederick Marryat

30/ “Complete Works” của Rudyard Kipling

31 - 32/ “Tom Jones”, “Joseph Andrews” của Henry Fielding

33/  “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” của Mark Twain

34/  “Autobiographies” của W. B. Yeats

35 - 36/ “A Sportsman’s Sketches”, “Cha và con” của Ivan Turgenev

37/ “Winesburg, Ohio” của Sherwood Anderson

38/  “Hoàng hậu Margot” của Alexandre Dumas

39/ “Đi tìm thời gian đã mất” của Marcel Proust

- Theo: Artofmanliness

Tags: