Quyền tách khỏi đám đông: Có một loại năng lực hạnh phúc gọi là không làm gì
Quyền tách khỏi đám đông: Có một loại năng lực hạnh phúc gọi là không làm gì
Cho bản thân một khoảng thời gian “không làm gì” chính là cơ hội để tìm lại những mong muốn chân thực nhất của bản thân. Khi không phải làm gì, bạn sẽ muốn làm gì trước tiên? Điều gì sẽ khiến bạn hạnh phúc vào giây phút đó? Rồi bạn sẽ nhận ra, cuộc đời thật sự sẽ không gặp bất cứ trở ngại nào ngay cả khi chúng ta bỏ lỡ mất những điều mình vẫn tưởng là “không có điều đó thì đời mình chấm hết” – những điều vẫn đang kiềm tỏa chúng ta.
Chúng ta đang sống trong một bầu không khí, nơi mà hiệu quả, năng suất và cạnh tranh đang được ưu tiên hàng đầu. Và mặc nhiên, chúng ta được cho là phải quen với nhịp điệu đó nếu không muốn bị xem là kém cỏi, không thể thích nghi hay kẻ thất bại của thời đại. 

Thế nhưng vào mùa hè năm 2012, một cuốn sách được xuất bản ở Hàn Quốc với nhan đề “Quyền không làm gì?” (hay còn gọi là “Quyền tách khỏi đám đông”) đã dấy lên nhiều ý kiến trái chiều từ công chúng. Có người gọi đây là “một quyển sách nguy hiểm”, cũng có người cảm thấy tìm được hướng đi mới cho mình. 

Vậy quyển sách rốt cuộc là như thế nào? Liệu đây có phải là tiếng nói mà người hiện đại cần phải lắng nghe, hay chỉ đơn giản là một sự kích động nguy hiểm, một lời biện minh của kẻ thua cuộc?

 “Quyền tách khỏi đám đông” của Jung Heejae được xuất bản tại Việt Nam

 

Nữ nhà văn trẻ người Hàn Quốc Jung Heejae - tác giả của cuốn sách, giải thích thích rằng  “không làm gì” không có nghĩa là thu mình hoàn toàn khỏi cuộc sống nhộn nhịp ngoài kia, mà là không làm gì trái ý muốn chỉ để đuổi theo những tiêu chuẩn chung của xã hội. Nói cách khác, chúng ta không nhất thiết phải thành công theo định nghĩa của đa số, phải bận rộn, phải có chỗ đứng hay phải trở thành một ai đó… chỉ đơn giản là làm chính mình, và sống với chính mình.

Và dừng lại, đôi khi không phải để trốn tránh thực tại hay chấp nhận thua cuộc, mà để cho phép bản thân tìm lại được những điều mà chúng ta sẽ bỏ lỡ nếu cứ mải miết chạy.

  1. Bước đi theo tốc độ của riêng mình

Jung Heejae từng là một nhân viên ngân hàng, và sau quãng thời gian cảm thấy quá mệt mỏi của tuổi trẻ nơi thành thị, đã quyết định chọn cho mình lối sống khác. Cô bắt đầu đi du lịch để tận hưởng cuộc sống, chỉ làm những công việc thời vụ và tiết chế tiêu dùng để được toàn tâm toàn ý cho công việc sáng tác mà cô đam mê. Sau những chuyến đi và gặp gỡ những con người thú vị mà cô quen biết, cô nhận ra rằng khi không phải chạy theo những giấc mơ phù phiếm, cuộc sống của cô bắt đầu hiện ra rõ ràng hơn.

“Tôi chỉ cần đi bằng sải chân hợp với mình, bằng nhịp bước hợp với cơ bắp mình. Trên đường đi, nếu có bắt gặp những phong cảnh khiến tôi muốn rơi nước mắt, hay những con người tốt đẹp đến mức không thể bỏ lỡ, tôi sẽ cảm động, hân hoan ngỡ ngàng vì được tiếp xúc với những diệu kỳ của cuộc sống…”

Thật ra, không tồn tại một ngày nào mà ta không làm gì cả. Dù cho có những ngày dường như chẳng làm gì, thì con người vẫn chầm chậm hướng về một đích đến nào đó. Không có quãng thời gian nào bị trôi qua một cách phí hoài, chỉ là chúng ta đã không thật sự cảm nhận được, bởi sự nóng vội và tham vọng, hai điểm yếu chí mạng của con người. 

  1. Chúng ta mong muốn nhất điều gì?

Trên thực tế, chúng ta mong muốn vô số thứ trong cuộc đời này. Chúng ta, dù biết rõ cuộc đời mình hướng theo một sự cân bằng nào đó, thì thỉnh thoảng vẫn có những mong muốn mâu thuẫn. Vừa muốn tận hưởng sự ổn định, lại không muốn bỏ lỡ những thử thách và mạo hiểm, thứ mang lại cảm giác tồn tại thật sự. Vừa muốn có những thứ người khác có, lại mong được nếm thử hương vị cuộc sống thuần khiết của riêng mình. Dù thừa nhận bản thân của hiện tại, nhưng khi trông thấy một ai đó sống cuộc đời tuyệt vời và kịch tính hơn thì lại trở nên lo lắng rằng hình như chỉ mỗi mình là sẽ kết thúc cuộc đời như thế này. Rốt cuộc, những điều thật sự quan trọng mà lẽ ra chúng ta cần khắc cốt ghi tâm, dần dà bị vùi lấp bởi những mục tiêu vô thường và những nỗ lực gượng ép.

Cho bản thân một khoảng thời gian “không làm gì” chính là cơ hội để tìm lại những mong muốn chân thực nhất của bản thân. Khi không phải làm gì, bạn sẽ muốn làm gì trước tiên? Điều gì sẽ khiến bạn hạnh phúc vào giây phút đó? Rồi bạn sẽ nhận ra, cuộc đời thật sự sẽ không gặp bất cứ trở ngại nào ngay cả khi chúng ta bỏ lỡ mất những điều mình vẫn tưởng là “không có điều đó thì đời mình chấm hết” – những điều vẫn đang kiềm tỏa chúng ta.

“Không hoàn toàn là một cái gì, nên có thể là tất cả mọi thứ, không nắm thứ gì trong tay, nên có thể mơ được về nhiều thứ hơn.”

  1. Ngừng “tự bóc lột” bản thân

Đã bao lần bạn tự nói với bản thân: “cố thêm chút nữa thôi rồi làm một chuyến nghỉ ngơi” - hay “cùng lắm thì sau này về quê cho yên bình”? Nói ngoài miệng là thế, nhưng người trẻ đều tự hiểu rằng có mấy ai làm đâu, mấy ai dám dừng lại mà nghỉ trên trường đua khốc liệt của thế giới hiện đại này chứ.

Đôi khi, lắng tai nghe những tín hiệu báo dừng đang vang lên trong nội tâm chúng ta được xem là việc xa xỉ. Đó là khi ta phải miễn cưỡng nghỉ ngơi do đột ngột bị cho thôi việc hay bị bệnh. Chúng ta bất an, sợ rằng đây lẽ nào là một sự đảo ngược cuộc đời mãi mãi, lẽ nào bản thân sẽ trở thành một sự tồn tại không được mọi người chào đón. Thậm chí, ta còn cảm thấy có lỗi nếu bản thân không làm gì. Đó là bởi ngay từ bé, chúng ta đã lớn lên trong sự thấm nhuần quan điểm thành kiến rằng rảnh rỗi, quanh quẩn ra vào hay không làm gì đều là chuyện xấu.

Chủ đề của cuốn sách này chính là chủ thể của xã hội thành quả của những người vừa tự bóc lột chính mình, vừa trong quá trình tự bóc lột chính mình ấy, trở thành kẻ gây hại. Một xã hội với những người “tự bóc lột” chính mình thậm chí còn hiệu quả hơn những kiểu bóc lột khác trong quá khứ, vì những sự bóc lột như thế được thực hiện trong cảm giác tự do. Do đó, người ta sẵn lòng bóc lột chính bản thân mình cho đến khi bị phá hỏng hoàn toàn.

 

“Tôi đã mất bao lâu để ép mình chìm trong mệt mỏi để đuổi theo ‘người tôi nên trở thành’?”

 

  1. Nuôi dưỡng sự thong thả và sáng tạo

Thong thả, thuần khiết, yêu đời... có lẽ là những cảm giác rõ ràng nhất khi giở từng trang sách của Jung Heejae. Chỉ bằng một cuốn sách nhỏ, tác giả đã có thể vẽ nên một bức tranh phong cảnh trữ tình về cuộc sống. Những trải nghiệm, suy tư đến với tác giả theo cách vô cùng tự nhiên, giống như cách tác giả đã chọn để sống trong thế giới này.

“Người chưa trải qua quãng thời gian nhàn rỗi thường không quen chờ đợi. Tất cả mọi việc đều có thời điểm, nên chúng ta chỉ cần sống tận tâm từng phút một với hiện tại. Điều “chẳng là gì” vào buổi sáng có thể trở thành hạt giống khởi nguồn cho điều vô cùng lớn lao” sẽ xảy ra vào đêm tối.

“Những điều ta không thể biết khi không dừng lại” có lẽ sẽ cần một danh sách dài hơn nữa, nhưng chúng ta biết danh sách này sẽ không bao giờ kết thúc bởi cảm nhận của mỗi người sẽ khác nhau. Bạn sẽ không thể biết nếu không tự cho mình một khoảng thời gian dừng lại. Những cơ hội quý giá mang lại cảm giác thực rằng bản thân đang sống chân thành rồi sẽ tìm đến. Khoảnh khắc mà chúng ta buông bỏ hết những suy nghĩ rằng ta phải trở thành một người nào đó, phải làm một điều gì đó. Quyển sách này chính là câu chuyện về những khoảnh khắc như thế.

Cuốn sách Quyền tách khỏi đám đông của tác giả Jung Heejae do First News phát hành tại Việt Nam đã có mặt trên Tiki. Bạn đọc quan tâm cuốn sách có thể truy cập tại: http://ldp.to/Quyentachkhoidamdong . Nhập mã TRAMDOC0421 để được giảm thêm 10% khi mua sách do Tiki Trading phân phối. Thời hạn sử dụng đến 30/4/2021
Tags: