Nhiều người vẫn cho rằng động lực là nền tảng duy nhất để hành động
Nhiều người vẫn cho rằng động lực là nền tảng duy nhất để hành động
Coi việc lấy động lực (theo sự hướng dẫn của những cuốn sách phát triển bản thân bằng cách bắt chước người khác mà không chịu suy xét) như là cách duy nhất để giúp bản thân hành động và cải thiện đời sống là điều mà rất ít người đặt nghi vấn.
Gieo Thói Quen Nhỏ, Gặt Thành Công Lớn
(35 lượt)

Các trang web về động lực xuất hiện rất nhiều và phát triển nhanh là do có quá nhiều người háo hức truy cập các trang web này với mong muốn “sửa chữa bản thân họ bằng động lực”. Phải công nhận rằng, việc lấy động lực tốt hơn là không làm gì cả; nhưng “không làm gì cả” rất khó bị đánh bại.

Hãy lấy ví dụ về việc tập thể dục, sẽ có ba khả năng thôi thúc bạn làm việc đó: động lực, ý chí hoặc thói quen. Mặc dù mỗi hành động là sự phối hợp giữa động lựcý chí, nhưng trên thực tế chúng ta luôn có khuynh hướng lệ thuộc nhiều vào riêng động lực hoặc ý chí. Và việc cố gắng lấy động lực sẽ chỉ ra rằng bạn phải làm việc đó bằng bất cứ giá nào (điều này thường dễ dẫn đến thất bại).

Một thói quen sai lầm đã và đang khiến bạn tin rằng bạn phải có động lực để hành động. Vấn đề không phải ở việc bạn muốn có động lực, mà ở việc bạn không thể làm bất cứ điều gì nếu không có động lực. Đây là con đường tất yếu dẫn đến sự làm biếng, lười nhác. Bản chất làm biếng sẽ khiến bạn ngày càng lún sâu và ỷ lại vào cái quy tắc động lực và bạn sẽ mãi mãi lười nhác mà thôi. Không có lối thoát đâu!

Mặc dù quan niệm động lực luôn đi trước hành động đã ăn sâu vào tinh thần con người nhưng không có quy luật nào nói rằng những cảm xúc và điều đó đã tạo nên một lối sống tù túng và tâm trạng hành động phải luôn luôn ăn khớp với nhau. Chính điều đó đã tạo nên một lối sống tù túng và tâm trạng chán chường.

 

Động lực sẽ khiến chúng ta thất bại, suy giảm lòng nhiệt huyết

 

Nào, hãy nghĩ rằng bạn có thể có động lực để đọc sách hai tiếng mỗi ngày và duy trì làm việc này suốt ba tuần liền. Lúc này, dường như thói quen của bạn về hành vi này đã được hình thành. Nhưng từ khi bạn lệ thuộc vào động lực thì giai đoạn chuyển tiếp có thể sẽ là lúc kết thúc sự tiến bộ của bạn.

“Quy luật của việc làm giảm nhiệt huyết” tuy không có thật, nhưng tôi tạo ra thuật ngữ này bởi nó mang tính miêu tả rõ hơn so với quy luật kinh tế có tên là The law of diminishing marginal utility (Quy luật hữu dụng biên giảm dần). Quy luật kinh tế này nói rằng, khi bạn ăn pizza miếng thứ 4 lúc nào cũng ngon hơn miếng thứ 5 và miếng thứ 3 sẽ ngon hơn hẳn miếng thứ 4. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với việc lặp lại các hành vi.

Khi các hành vi bắt đầu quá trình chuyển đổi thành thói quen, bạn sẽ có ít dần cảm xúc về nó, thậm chí, nó còn trở nên nhàm chán và tầm thường nữa. 

[...]

Có nhiệt huyết là điều thật tuyệt vời, nhưng bạn nên coi đó là một phần thưởng hơn là tâm trạng để hành động. Tốt hơn hết, khi làm việc gì đó, bạn hãy nghĩ rằng mình chọn để làm nó, đó sẽ là nền tảng vững chắc, không bao giờ bị dao động. Việc thiếu nhiệt huyết sau một khoảng thời gian là điều không được hoan nghênh nhưng lại là tín hiệu tích cực, khi mà sự kiểm soát đang di chuyển đến hạch nền não và dần trở nên ổn định hơn, tự động hơn.

Suy giảm nhiệt huyết là nguyên nhân thường được đưa ra để lý giải tại sao nhiều người từ bỏ kế hoạch tập thể dục của họ ngay sau tháng Giêng. Và dù đã từng thành công trong kế hoạch tập thể dục, nhưng họ sẽ thấy rằng: “Tôi không cảm thấy có động lực nữa” và họ từ bỏ việc tiếp tục. Có lẽ nếu hiểu được lý do tại sao họ cảm thấy không còn động lực nữa thì họ có thể được khuyến khích và tiếp tục công việc của mình.

Động lực có lẽ đủ tốt để giúp bạn trong cuộc sống, nhưng là một lựa chọn yếu kém khi so sánh với ý chí. Trong khi ý chí là chiến lược tuyệt vời nhất thì nhiều người lại không biết cách sử dụng nó và làm suy yếu nguồn dự trữ ý chí của mình một cách nhanh chóng.

[...]

 

Vậy tại sao ý chí lại đánh bại động lực?

 

Câu trả lời sẽ có trong cuốn sách “Gieo thói quen nhỏ, gặt thành công lớn” của tác giả Stephen Guise. 

“Gieo thói quen nhỏ, gặt thành công lớn” là cuốn sách khoa học tìm ra sự mâu thuẫn trong hầu hết các chiến lược phát triển bản thân và lý giải nguyên nhân tại sao các thói quen nhỏ lại có sức mạnh vô cùng to lớn.

Một thói quen nhỏ là hành vi tích cực rất nhỏ mà bạn buộc bản thân phải làm mỗi ngày. Nó “quá nhỏ để thất bại” nhưng lại mạnh mẽ không thể lường trước và là một chiến lược góp phần hình thành nên thói quen ưu việt. 

Chiến lược này sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên hoàn hảo hơn 99% số người sống trên hành tinh này. 

Để đạt được những thay đổi lâu dài, bạn đừng cưỡng lại bộ não của mình. Khi bạn bắt đầu làm theo những chỉ thị của bộ não - theo dẫn dắt từ Những thói quen nhỏ - thì những thay đổi tích cực, lâu dài sẽ không khó để đạt được. 

Trạm mời bạn tìm đọc cuốn sách này!





 

 

Tags: