Mẹ tôi đã từng rất phiền não về điều này. Bà coi đó là một tật xấu. Tất nhiên, tôi chỉ như thế khi gặp phải chuyện gì đó khó khăn, không muốn làm hay không muốn nghĩ đến. Tôi loay hoay không thể tìm ra cách giải quyết. Đôi khi, việc đó liên quan đến một cuộc nói chuyện tế nhị hoặc công việc chân tay không hấp dẫn như sửa xe hay lau lò nướng. Nhưng chính mẹ là người đã hướng dẫn tôi đối mặt và xử lý các vấn đề của mình.
Bất kể đó là việc gì, bà đã giúp tôi học cách nhận ra dấu hiệu của sự trì hoãn. Khi đã nhận ra sự trì hoãn, bạn cần đối mặt với nó và đặt câu hỏi: Tại sao tôi không muốn tiếp tục làm việc này? Thường khi tìm được câu trả lời rõ ràng, bạn sẽ biết làm gì để phá tan sự trì trệ. Nếu điều này không có tác dụng, hãy tự ép bản thân hoặc nhờ người khác hỗ trợ để hoàn thành việc đó dù không muốn.
Tuy nhiên, có những người cho rằng mình làm việc tốt nhất khi có áp lực. Họ thường trì hoãn những khó khăn nhất cho đến phút cuối cùng, và điều đó giúp họ hoàn thành chúng với tốc độ nhanh gấp đôi. Tuy nhiên, bạn cũng phải hiểu rằng:
Tôi biết bạn không muốn nhưng rốt cuộc, dù sớm hay muộn, bạn vẫn phải hoàn thành chúng. Vì thế, hãy nghĩ đến cảm giác ngày mai của bạn nếu:
Tôi chắc rằng sau khi hoàn thành một việc khó khăn, bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và hạnh phúc. Vì thế, đừng chần chừ - hãy bắt tay vào giải quyết việc đó thôi.
- Richard Templar -