25 Phương pháp đã được chứng minh giúp chúng ta ngừng Overthinking
25 Phương pháp đã được chứng minh giúp chúng ta ngừng Overthinking
Suy nghĩ là nền tảng của sự tồn tại và phát triển của con người.

Từ câu nói nổi tiếng của một triết gia, nhà khoa học người Pháp René Descartes "Tôi suy nghĩ, nên tôi tồn tại", chúng ta có thể thấy rằng suy nghĩ là một đặc trưng riêng biệt của con người, phân biệt chúng ta với các loài vật khác. Qua các quá trình như ghi nhớ, lý luận và tưởng tượng, suy nghĩ đã tạo ra những đột phá vĩ đại, giúp chúng ta xây dựng nên một thế giới văn minh như ngày nay. Tuy nhiên, bên cạnh những suy nghĩ tích cực và hữu ích, "overthinking" - suy nghĩ quá nhiều - lại là một vấn đề đáng quan tâm, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống.

Bạn có bao giờ nằm trên giường vào ban đêm, đếm những con cừu trong tưởng tượng, nhưng thay vào đó lại đắm chìm vào những suy nghĩ miên man về quá khứ và lo lắng về tương lai? Những đêm trằn trọc, những lo lắng vô hình dường như bủa vây lấy tâm trí, khiến chúng ta mệt mỏi và kiệt sức. Nếu câu trả lời là có, thì bạn không đơn độc. Trong thời đại thông tin tràn lan và áp lực cuộc sống ngày càng tăng, việc "overthinking" dường như đã trở thành một căn bệnh phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Cảm giác như những đám mây đen bao phủ tâm trí, che lấp đi những điều tốt đẹp xung quanh. Vậy làm thế nào để thoát khỏi vòng xoáy này và tìm lại sự bình yên trong tâm hồn?

Trong cuốn sách “Overthinking - Loại bỏ bệnh lo âu và suy nghĩ quá nhiều” có viết rằng: “Cách để chấm dứt đau khổ của chính ta không phải là cố gắng ngừng những ý nghĩ lại, mà là để bản thân ta nhận thức được rằng nếu chúng ta đang đau khổ thì đó là vì chúng ta đang suy nghĩ, và hãy buông bỏ suy nghĩ đó đi. Chúng ta không thể kiểm soát những ý nghĩ xuất hiện trong đầu mình, nhưng chúng ta có thể kiểm soát việc bản thân có nghĩ về chúng hay không.”

Và dưới đây chính là là 25 cách giúp bạn thực hiện điều đó:

1. Tập trung vào hiện tại: Hãy đón nhận khoảnh khắc hiện tại.

2. Đặt giới hạn thời gian: Đặt ra giới hạn cho suy nghĩ của bạn.

3. Viết ra giấy: Dọn dẹp tâm trí bằng cách viết ra giấy.

4. Hít thở sâu: Bình tĩnh tâm trí bằng cách hít thở 1 hơi thật sâu.

5. Đánh lạc hướng bản thân: Chuyển sự chú ý sang điều gì đó tích cực.

6. Đơn giản hóa quyết định: Giữ mọi thứ đơn giản, đừng làm phức tạp hóa..

7. Buông bỏ sự hoàn hảo: Hoàn hảo là kẻ thù của sự tiến bộ.

8. Hạn chế lượng thông tin: Quá nhiều thông tin sẽ làm gia tăng suy nghĩ quá mức.

9. Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất giúp xoa dịu tâm trí.

10. Thực hành lòng biết ơn: Tập trung vào những gì bạn có, thay vì những gì bạn thiếu.

11. Hình dung thành công: Tưởng tượng những kết quả tích cực.

12. Thiền mỗi ngày: Yên tĩnh tâm trí thông qua thiền định.

13. Hạn chế "nếu như": Ngừng tạo ra những suy nghĩ về vấn đề không tồn tại.

14. Giữ mình bận rộn: Giữ tâm trí bạn luôn hoạt động với những nhiệm vụ ý nghĩa.

15. Chấp nhận sự không chắc chắn: Không phải mọi thứ đều cần có câu trả lời.

16. Nói chuyện với ai đó: Chia sẻ suy nghĩ của bạn; đừng giữ chúng trong lòng.

17. Thách thức những suy nghĩ tiêu cực: Thay thế tiêu cực bằng tích cực.

18. Ưu tiên giấc ngủ: Nghỉ ngơi là yếu tố thiết yếu để có một trí nhớ minh mẫn.

19. Tập trung vào giải pháp: Tìm cách giải quyết vấn đề thay vì suy nghĩ quá mức.

20. Tham gia vào sở thích: Đắm chìm trong những hoạt động bạn yêu thích.

21. Đặt mục tiêu rõ ràng: Xác định con đường của bạn và kiên định với nó.

22. Sử dụng những câu câu khẳng định tích cực: Củng cố giá trị bản thân với những lời khẳng định tích cực.

23. Tránh caffeine: Giảm lo âu bằng cách cắt giảm các chất kích thích.

24. Tạo thói quen: Cấu trúc giúp giảm bớt sự xáo trộn tinh thần.

25. Tin vào trực giác của bạn: Đôi khi, trực giác là điều đúng đắn nhất.

- Trạm Đọc tổng hợp

 

Tags: