Mẹ lười một chút nhé, để con tự lập hơn: Lời nhắn đến các bà mẹ trẻ
Mẹ lười một chút nhé, để con tự lập hơn: Lời nhắn đến các bà mẹ trẻ
Trong thời gian mang thai, hẳn là bạn đã nghĩ rằng: “Chỉ cần sinh con bình an là tốt rồi! Dù là con gái hay con trai thì nhất định mình cũng sẽ yêu thương con hết lòng!” Hơn nữa, khi nhìn ngắm đứa con do mình sinh ra hồng hào khỏe mạnh, hẳn là bạn đã cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
Thân gửi những người mẹ đang cố gắng hết mình để nuôi dạy con,
 

Những chị em phụ nữ đang cầm trên tay cuốn sách này chắc chắn là những người nhiệt tâm trong việc giáo dục con trẻ và vô cùng mong muốn nuôi dạy con nên người. Hơn nữa, cũng có thể, bạn là người phụ nữ lần đầu làm mẹ nên chưa có nhiều kinh nghiệm và cảm thấy bất an.

Trong thời gian mang thai, hẳn là bạn đã nghĩ rằng: “Chỉ cần sinh con bình an là tốt rồi! Dù là con gái hay con trai thì nhất định mình cũng sẽ yêu thương con hết lòng!” Hơn nữa, khi nhìn ngắm đứa con do mình sinh ra hồng hào khỏe mạnh, hẳn là bạn đã cảm thấy hạnh phúc vô cùng.

Tuy nhiên, niềm hạnh phúc ấy chỉ tồn tại được trong chốc lát thôi. Vì quá trình nuôi dạy con sẽ phát sinh nhiều vấn đề không giống như bạn đã mường tượng. Sau khi sinh con, người thai phụ đột nhiên trở thành “mẹ”. Bạn phải học từ cách thay tã, cách cho con bú sữa mẹ cho đến việc học cách khen ngợi hoặc la mắng con từ những người có kinh nghiệm.
 
Mẹ lười một chút nhé, để con tự lập hơn - Tateishi Mitsuko
Ảnh: Vinabook.com
Rất có nhiều khả năng, bạn sẽ tái hiện cách chăm sóc và nuôi dạy con mà bạn học được từ cha mẹ mình. Giả sử, bạn quan sát sự phát triển của con theo kiểu: “Con lên x tuổi thì phải biết làm việc X” hay “Khi lên y tuổi con phải thực hiện việc Y”… giống như cách cha mẹ bạn đã làm, thì ắt hẳn bạn cảm thấy rất bồn chồn và bất an với nỗi lo việc giáo dục con không được như mong muốn.
 
Khi con của bạn được 8 tháng tuổi:
“Con của chị A ăn dặm được nhiều thứ lắm rồi mà sao con mình vẫn chỉ bú sữa thôi?”
Khi con của bạn được 1 tuổi:
“Bé B đã đi phăm phăm rồi, sao con mình mãi vẫn chưa chập chững được?”
Khi con của bạn được 2 tuổi:
“Bé C đã nói được những câu ghép 2 từ đơn giản rồi, sao con mình mới chỉ nói được những từ rời rạc?”
Khi con của bạn được 4 tuổi:
“Bạn bè của con mình viết được chữ Hiragana cả rồi, sao con mình vẫn chưa viết được?”
 
Tôi đã nhìn thấy nhiều người mẹ như thế, cứ so sánh con mình với những đứa trẻ khác hết vấn đề này đến vấn đề khác, để rồi lo lắng và bất an luôn luôn. Họ lúc nào cũng kỳ vọng con cái mình sẽ phải được như “con nhà người ta”. Rồi người mẹ ấy sẽ tìm đọc những cuốn sách về nuôi dạy trẻ, đi dự hết hội thảo này đến hội thảo khác, thu thập thông tin trên internet, dốc hết tâm sức cốt để nuôi dạy con một cách lý tưởng nhất.
 

Sách và internet viết rất nhiều thứ, chẳng hạn như: “Hãy khen trẻ để nuôi dạy trẻ”, “Cách dạy con phát triển trí não thông minh”, “Dạy trẻ biết cảm thông và quan tâm người khác”, v.v…, rất nhiều thông tin hấp dẫn các bà mẹ như thế nhưng rồi cũng khiến họ “rối” hết cả lên. Thế nhưng, những phương pháp nuôi dạy theo đuổi hình mẫu “Người mẹ lý tưởng” hay “Người con lý tưởng” rồi sẽ tạo ra những đứa trẻ bất hạnh.

 

Khi còn mang thai, ta chỉ mong con mình được sinh ra khỏe mạnh

 

Tôi cho rằng, cách nuôi dạy con trẻ tốt nhất là: Mang tâm thế vô tư, thoải mái, không ràng buộc con, không áp đặt tiêu chuẩn đánh giá của cha mẹ lên con và đồng hành cùng con một cách không gượng ép.
Làm mẹ một cách "lười biếng/vô tư" không nhằm mục đích làm cho con mình nổi bật lên, không khiến cho những người mẹ phải băn khoăn lao tâm khổ tứ. Trái lại, đó là cách nuôi dạy làm cho mẹ và con đều hạnh phúc. Người mẹ lười biếng/vô tư sẽ trở thành "người mẹ đúng mực/vừa phải" hơn so với những người mẹ "cố gắng hoàn hảo".
 

 Phương Mai

 

Tags: