Làm việc như người Nhật hay tự tử như người Nhật? Và chúng ta đã bị lừa mị ra làm sao?
Làm việc như người Nhật hay tự tử như người Nhật? Và chúng ta đã bị lừa mị ra làm sao?
Ai trong chúng ta cũng đều mong muốn đạt được thành công, có cuộc sống thoải mái cả về vật chất đến độ điên cuồng học tập, điên cuồng làm việc, 2-3 giờ sáng vẫn chong đèn gõ phím cho kịp deadline, để rồi đến thời gian nấu cho mình bữa ăn tử tế cũng không có.

Dạo này tôi lên mạng thấy mấy bài viết về công việc, đam mê, lại khiến tôi nhớ đến chuỗi những ngày đi làm không biết vì cái gì. Để tôi kể các bạn nghe một câu chuyện. Tôi ra trường được một năm và có thể tạm gọi là đi làm 2 năm, trong thời gian đó tôi có làm ở một vài công ty/doanh nghiệp và cũng nhận ra rằng tôi không có xu hướng làm việc lâu dài cho bất kỳ một tổ chức nào. Có những công ty khá hoành tráng và tôi từng tha thiết đến độ quyết tâm vượt qua 8 vòng tuyển dụng (trong đó có 3 vòng phỏng vấn) để được nhận vào công ty.

Trong quá trình phỏng vấn tại tất cả những công ty đó, tôi đều nhận được những câu hỏi từ nhà tuyển dụng tương đối giống nhau:

- Em là người có đam mê, tại sao em không áp dụng nó vào công việc, biến đam mê đó của em thành tiền?

- Em có sẵn sàng làm việc từ 6 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau để kịp deadline không?

- Em có chịu được áp lực công việc không? Em có chịu bị mắng, bị chửi được không? Em có chịu nhục được không?

- Hai năm, ba năm tới em muốn trở thành người như thế nào? Làm mãi một công việc với mức lương bèo bọt hay làm quản lý, lãnh đạo, bla blo…

Hồi đó tất nhiên tôi cũng thể hiện cho người ta thấy là tôi có tham vọng, hoài bão, muốn trở thành người thành công các kiểu, vì tôi biết chỉ có như vậy mới trúng tuyển. Nhìn chung, trong môi trường làm việc có tính chất cạnh tranh khốc liệt như ngày nay – đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tư nhân, họ đòi hỏi bạn phải đầu tư thời gian và sức khỏe để cống hiến cho sự giàu có của họ, thật thà quá sẽ không có cửa.

Chúng ta đi làm việc, không phải để tự tử

Tại một công ty tôi từng làm việc, mọi chuyện đang rất êm đẹp cho đến khi một sếp của tôi đi học một khóa học về chu trình PDCA gì gì đó của Nhật (được gọi là chu trình cải tiến liên tục gồm 4 bước: Plan/Lập kế hoạch – Do/Thực hiện – Check/Kiểm tra – Action/Hành động), cùng với đó là một loạt chế độ hà khắc được áp dụng: nhân viên phải gửi kế hoạch trước giờ làm việc, đồng thời viết báo cáo và kế hoạch sau mỗi 2 giờ, cuối ngày làm báo cáo ngày, cuối tuần làm báo cáo tuần, đang họp cũng phải báo cáo, làm muộn phạt 50 nghìn, không làm phạt 100 nghìn. Số tiền phạt mỗi ngày có thể lên tới 2-3 ngày lương. Không những thế, họ còn tiêm vào đầu nhân viên của tôi những tư tưởng hết sức lệch lạc, nào là người Việt Nam lười biếng, người Việt Nam có năng suất lao động thấp nhất Đông Nam Á, nước Việt Nam nghèo vì người Việt Nam lười, nếu các em muốn nước tôi giàu như nước Nhật thì các em phải làm việc như người Nhật, sống mà không có lý tưởng, không có mục tiêu thì sống làm gì,… Anh bị phạt 500 nghìn trong khi lương anh vài nghìn đô, em bị phạt 100 nghìn trong khi lương em vài nghìn đồng.

 

Thủ tướng Shinzo Abe chủ trì một ủy ban cải cách giờ làm tại Tokyo. Ảnh: Nikkei Asian Review.

 

Anh có biết tự tử ở Nhật nhiều đến nỗi nó đã trở thành một phần “văn hóa” của đất nước này? Theo thống kê của chính phủ Nhật, trung bình ở Nhật Bản cứ 3 giây lại có một người tìm đến cái chết mà một trong những nguyên nhân chính là áp lực công việc quá lớn, vì các công ty của Nhật thường ký hợp đồng dài hạn hoặc vô thời hạn đối với nhân viên, khiến họ phải “bán mạng” vì công ty. Vậy thì chúng ta làm việc như-người-Nhật để được cái gì? Để gục chết trên bàn làm việc ở tuổi 40 ư?

Làm việc như thế nào thì được gọi là có trách nhiệm?

Tôi không hiểu sao có rất nhiều người làm lãnh đạo lại có thể mạt sát, sỉ vả nhân viên một cách thậm tệ khi họ để xảy ra lỗi trong quá trình làm việc. Trong những trường hợp như thế, người nào chịu chửi, chịu nhục được thì ở lại, không chịu được thì ra đi. Và những người ở lại thì được cho là anh hùng, là chiến binh thực sự, còn người ra đi thì bị cho là ngu ngốc, vô trách nhiệm. Không, những người bóc lột sức lao động của người khác mới là những kẻ thiếu trách nhiệm, vô lương tâm. Về nguyên tắc, mối quan hệ giữa nhân viên và sếp là mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Chỉ cần chúng ta thực hiện đúng những gì như thỏa thuận ban đầu giữa hai bên thì là có trách nhiệm.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh là có những người cảm thấy kiếm tiền cũng là một đam mê, đó là lựa chọn của họ, tôi không ý kiến. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ có quyền bắt người khác có đam mê giống họ hay chê bai, dè bỉu những người khác tôi. Họ có thể làm 16-18 tiếng một ngày, nhưng mức lương họ nhận được phải xứng đáng với thời gian và công sức họ bỏ ra.

Không có kinh nghiệm thì không được phép đòi hỏi về lương?

Đối với những bạn mới ra trường, hoặc mới đi làm, thường bị cho là những người không được việc. Nhưng không phải tất cả chúng ta đều bắt đầu từ con số 0 đi lên hay sao? Sếp tôi rất hay kể chuyện và ca ngợi những bạn sẵn sàng thực tập không lương để “có kinh nghiệm”, cho rằng đó mới là những nhân viên tiềm năng, là nhà lãnh đạo tương lai, mới đi làm mà đã đòi hỏi về lương thì là không biết lượng sức tôi.

Theo tôi, kinh nghiệm có thể không có, nhưng kỹ năng thì chắc chắn là không ít thì nhiều. Công ty nhận bạn nghĩa là họ phần nào biết được bạn có thể làm được việc. Dù là làm bất cứ việc gì, chỉ cần bạn bỏ sức lao động ra thì bạn có quyền đòi hỏi, miễn là nó hợp lý và đạt được sự thỏa thuận chung giữa hai bên.

Quan trọng hơn hết, các bạn phải tự biết khả năng của tôi đến đâu và phải định giá được nó để có thể thương lượng với nhà tuyển dụng, không có chuyện làm không công đến khi công ty/tổ chức/doanh nghiệp thấy bạn đủ năng lực rồi mới nói đến vấn đề tiền lương. Bạn cũng có quyền từ chối làm thêm giờ nếu bạn không muốn.

Công việc không phải là tất cả

Đây mới là điều tôi muốn nói. Có người nói rằng: “Cái gì đã gọi là công việc thì không ai có thể yêu thích nó hoàn toàn. Nếu không nó đã không gọi là công việc.” Có những người làm việc hết tôi vì họ thực sự thích làm việc, họ yêu mến công việc tôi làm, nhưng hầu hết chúng ta đi làm vì tiền, và điều đó không có gì là sai. Thế nên, công việc chỉ là công việc thôi, đừng vì những lời hô hào vô nghĩa, giả tạo mà phải “bán mạng” cho họ.

Thực sự chúng ta có thể hạnh phúc mà không cần nhiều tiền như chúng ta nghĩ. Đồng tiền đâu có làm nên giá trị của một con người. Trên đời này còn nhiều thứ đáng để chúng ta quan tâm hơn là công việc. Và một khi đã bước chân ra khỏi văn phòng, thì đừng nghĩ gì đến công việc nữa, hãy thoải mái trò chuyện cùng những người bạn, nói lời yêu thương với những người quan trọng, chăm sóc bản thân và dành thời gian cho những sở thích cá nhân (học nhạc, chơi thể thao, đọc sách chẳng hạn). Tôi tin rằng đó mới là những thứ làm nên giá trị bền vững, khó bị mất đi và khiến chúng ta hạnh phúc hơn là chết ngộp trong một núi công việc rồi được an ủi bằng những bữa liên hoan, du lịch, team building hay những thứ đãi ngộ khác…

Kim Chi

Trạm Đọc đăng tải bài viết thể hiện quan điểm của độc giả nhưng không nhất thiết đồng tình với quan điểm đó. Hy vọng các bạn đọc với tinh thần khai phóng.

Tags: