Kiểm tra có giúp chúng ta học tốt hơn hay không
Kiểm tra có giúp chúng ta học tốt hơn hay không
BÀI KIỂM TRA mang nhiều tai tiếng trong giới giáo dục ngày nay. Nhưng sự thật là, nếu được sử dụng đúng cách, kiểm tra sẽ trở thành một phần của thói quen giáo dục có tác dụng cung cấp công cụ quan trọng không chỉ cho việc đánh giá học tập mà còn để thúc đẩy nó.

BÀI KIỂM TRA mang nhiều tai tiếng trong giới giáo dục ngày nay: Theo nhiều nhà cải cách giáo dục thì chúng tốn thời gian, làm sinh viên áp lực, và nếu đó là những bài kiểm tra tiêu chuẩn như SAT hay IELTS thì rất có thể nó sẽ lấn sân với các ưu tiên giáo dục khác của một học sinh. Nhưng sự thật là, nếu được sử dụng đúng cách, kiểm tra sẽ trở thành một phần của thói quen giáo dục có tác dụng cung cấp công cụ quan trọng không chỉ cho việc đánh giá học tập mà còn để thúc đẩy nó.

 

Trong một nghiên cứu mà tôi đã xuất bản cùng với Jeffrey D. Karpicke - một nhà Tâm lý học ở Purdue, chúng tôi đánh giá khả năng ghi nhớ của sinh viên về tài liệu đã đọc. Sau lần đọc đầu tiên, sinh viên được kiểm tra một vài đoạn bằng cách viết ra tờ giấy trắng tất cả những gì họ có thể nhớ được. Họ nhớ lại được khoảng 70% những ý tưởng đã đọc.

 

Một số đoạn tài liệu khác thì không bị đem ra kiểm tra nhưng là để đọc lại, và như vậy thì 100% các ý tưởng được tiếp xúc thêm một lần nữa. Dù vậy, trong bài kiểm tra cuối cùng được đưa ra hai ngày hoặc một tuần sau đó, các đoạn tài liệu đã được đem ra kiểm tra ngay sau khi đọc được ghi nhớ tốt hơn là tài liệu được đọc lại.

 

 

 

Cơ chế nào đã hoạt động ở đây? Khi sinh viên bị kiểm tra, họ được yêu cầu hồi tưởng lại kiến thức từ trí nhớ. Có rất nhiều các hoạt động học tập, như là đọc bài giảng hay sách giáo khoa, cũng nhắm tới việc giúp sinh viên tiếp thu và ghi nhớ tri thức. Dù vậy, cũng có rất nhiều hình thức kiểm tra mà khi được sử dụng hợp lý thì có tác dụng thúc đẩy sinh viên thực hành những kĩ năng quý giá, đó là nhớ lại và sử dụng kiến thức. Sự thật là việc cải thiện trí nhớ sau một bài kiểm tra - được gọi ảnh hưởng của bài kiểm tra hay ảnh hưởng của việc luyện tập lấy lại trí nhớ - làm cho việc học trở nên vững chắc hơn và đưa nó vào sâu trong vùng an toàn của trí nhớ.

 

Điều này là vô cùng quan trọng bởi nhẽ, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng hầu hết những thứ chúng ta học nhanh chóng bị quên lãng. Vì thế một thách thức quan trọng để học tập là tìm ra con đường ngăn chặn việc quên lãng.

 

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xây dựng và sử dụng hiệu quả một bài kiểm tra. Một điều mà chúng ta và những nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra đó là các bài kiểm tra giúp đỡ cho sinh viên hiệu quả nhất khi chúng được tích hợp với việc học tập thường ngày; và không có bài kiểm tra thành phần cũng như sự gián đoạn giống như ở trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn. Điều này có nghĩa là cần kiểm tra kiến thức mới trong bối cảnh thường xuyên của lớp học và các thói quen học tập.

 

Sinh viên ở trong môi trường lớp học với một chế độ thường xuyên có bài kiểm tra thành phần, cho dù thậm chí là không tính điểm, duy trìviệc học của họ xuyên suốt học kì, như là một dạng lãi suất kép vậy, và từ đó họ đón nhận chế độ học này, cho dù ban đầu họ có thể hoài nghi. Họ chỉ cần học một chút thôi cũng đáp ứng được cho lúc làm bài thi - không một sự nhồi nhét nào được yêu cầu ở đây cả.

 

Hơn thế nữa, lấy lại kiến thức từ trí nhớ hiệu quả hơn là thực hành xen kẽ bởi nó tạo ra những khoảng trống để sự quên xảy ra trước cả khi bạn cố nhớ lại lần nữa. Những nỗ lực cần thiết để nhớ lại thông tin làm cho việc học trở nên bền vững hơn. Nó cũng hỗ trợ khi việc tập luyện hồi tưởng được trộn lẫn - bất kể là khi bạn đang tập luyện đánh bóng ở nhiều độ cao khác nhau hay giải quyết các vấn đề khác nhau trong hình học không gian theo một chuỗi ngẫu nhiên, thì sau đó bạn có thể phân biệt rất tốt các độ cao hay các vấn đề hình học bạn đang đối mặt và tìm ra phương thức giải quyết đúng.

 

Điều đáng ngạc nhiên là các nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng các chiến thuật học phổ biến nhất - như gạch chân, đánh dấu và đọc lại - thì tạo ra cảm giác rất chuyên nghiệp nhưng hầu như chúng đều là những nỗ lực lãng phí, bởi chúng không liên quan tới việc luyện tập đánh giá hoặc ứng dụng những gì sinh viên hiểu biết.

 

Khi tôi và các đồng nghiệp cùng nghiên cứu trong bối cảnh thực tế mà cụ thể là ở một lớp bậc trung học ở Columbia, chúng tôi nhận ra rằng sinh viên nhận được điểm trung bình là A với những kiến thức mà đã được trình bày một lần trên lớp và được kiểm tra lại 3 lần sau đó; trong khi đó điểm C+ là đối với những gì được trình bày tương tự như trên và được xem lại 3 lần thay vì kiểm tra. Lợi ích của việc kiểm tra này được duy trì trong suốt 8 tháng sau đó.

 

Đáng chú ý là Mary Pat Wenderoth - một giáo sư ngành Sinh học của Đại học Washington đã nhận thấy rằng lợi ích này đặc biệt dành cho phụ nữa và các nhóm dân tộc thiểu số - hai đối tượng mà đôi khi phải trải qua tỷ lệ đào thải cao trong các lĩnh vực như khoa học.

 

Các bài kiểm tra chuẩn mực ở một số khía cạnh, trở thành một cuộc tìm kiếm sự chặt chẽ hơn trong giáo dục công. Chúng ta có thể đạt được sự chặt chẽ này theo một cách khác. Chúng ta có thể hướng dẫn giáo viên sử dụng những bài kiểm tra ít  tính thành phần ở trong lớp học. Chúng ta có thể dạy sinh viên về lợi ích của việc luyện tập nhớ lại và cách sử dụng nó trong việc học tập ngoài lớp của họ. Những bước này tốn ít chi phí mà lại gây dựng được thói quen của  việc học tập thành công - điều sẽ hỗ trợ sinh viên trong suốt cuộc đời họ.

 

Henry L. Roediger III là giáo sư tâm lý học ở Đại học Washington tại Louis, và là đồng tác giả của “Make It Stick: The Science of Successful Learning.” (tạm dịch là "Tạo ra sự kết dính: Khoa học của học tập thành công").

 

Trạm đọc (Read Station) dịch

Theo The New York Times

Tags: