Chẳng hạn như khi MBA Trần Đình Cửu - người có 27 năm kinh nghiệm tư vấn quản trị doanh nghiệp, đồng thời cũng là tác giả của cuốn Kaizen - Cải tiến hiện trường, hiệu quả tức thì đưa ra câu hỏi: “Chúng ta rút ra được những bài học gì về Kaizen đối với bối cảnh hiện nay?”, rất nhiều học viên của thầy đã trả lời rằng:
Một ví dụ điển hình hơn về Kaizen được tác giả đưa ra trong cuốn sách đó là tại một nhà ga xe lửa tại Nhật Bản năm 1990, lượng khách rất đông đúc và toilet tại đó rất kém vệ sinh. Để khắc phục tình trạng này, thay vì e ngại khó khăn thì các nhân viên vệ sinh đã thực hiện Kaizen, đưa ra giải pháp và cải thiện kết quả dần dần theo thời gian cho đến khi vấn đề được giải quyết 100%. Thành quả là dù nhà ga có đông đúc thế nào đi nữa thì nhà vệ sinh vẫn giữ được sự sạch sẽ nhất định, đồng thời tiết kiệm tối đa công sức dọn dẹp của đội ngũ nhân viên.
Kaizen đã được áp dụng thế nào mà các nhân viên tại nhà ga có thể giải quyết vấn đề khó nhằn như trên một cách tối ưu đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Vào thập niên 1990, tại một nhà ga xe lửa ở Nhật Bản, lượng hành khách mỗi ngày đều rất đông. Mọi người thường xuyên kêu ca, phàn nàn rằng “nhà vệ sinh vô cùng bẩn thỉu”. Giám đốc nhà ga liền yêu cầu nhân viên phải thực hiện Kaizen để giải quyết vấn đề này.
Sau khi nhận được lệnh của giám đốc, các nhân viên cho rằng việc này rất khó thực hiện bởi nhà ga quá đông và có rất nhiều người vô ý thức, vừa dọn dẹp xong lại bẩn ngay. Mặc dù vậy, họ vẫn thành lập nhóm Kaizen và thực hiện việc cải tiến.
Đầu tiên, họ thống kê số liệu để xem tình hình và mức độ bẩn ra sao. Sau khi thực hiện, họ thấy trung bình một bồn cầu có 10 điểm dính bẩn do chất thải văng ra và đó cũng là những điểm phải lau chùi sạch sẽ bằng mọi cách.
Sau khi bàn bạc, nhóm Kaizen đã thống nhất đưa ra biện pháp cải tiến là dán một tờ thông báo cạnh mỗi bồn cầu: “Khi sử dụng bồn cầu, quý khách xin vui lòng ngồi sát về phía trước.” Điều này có nghĩa là khi ngồi sát về phía trước, trọng tâm sẽ vào giữa bồn cầu và chất thải sẽ không bị văng lung tung nữa.
Kết quả là từ 10 điểm bẩn đã giảm 2 điểm, còn 8 điểm. Nghĩa là trung bình 10 người sử dụng bồn cầu, sẽ có 2 người tuân thủ theo thông báo. Tuy cách này mang lại kết quả khả quan nhưng vẫn còn rất khiêm tốn. Dù Kaizen đòi hỏi sự ý thức và chú ý cao độ, nhưng kết quả vẫn không cao, bởi vì mọi người thường rất khó tập trung.
Không nản lòng, họ đã thực hiện Kaizen tiếp như sau: Thay vì đưa ra thông báo, họ vẽ trực quan hai bàn chân, rất dễ nhận diện vị trí ngồi đúng cho những người cần sử dụng bồn cầu.
Kết quả đã giảm từ 8 điểm dính bẩn xuống còn 4 điểm. Điều này có nghĩa là khi đi vệ sinh, số người ngồi đúng vị trí đã tăng thêm 50% nhờ hình vẽ trực quan hai bàn chân.
Đây là kết quả thực sự ấn tượng, nhưng vẫn còn 50% chưa tuân thủ. Nhóm Kaizen vẫn không tìm cách đổ lỗi và tiếp tục suy nghĩ xem có cách nào dễ hơn nữa, người dân không cần phải chú ý hay tập trung mà vẫn dễ dàng thực hiện đúng.
Họ đã Kaizen tiếp như sau: Thay hình vẽ trực quan hai bàn chân bằng hai cục gạch hình bàn chân nổi. Khi đi vệ sinh, mọi người bắt buộc phải đứng trên hai cục gạch này và trọng tâm luôn được đặt đúng chỗ.
Từ còn 4 điểm bẩn đã giảm xuống không còn điểm nào. Nhân viên vệ sinh cũng không phải lau chùi cực nhọc nữa. Kết quả trên cả tuyệt vời mà không hề làm người dân cảm thấy phiền lòng.
Đây chỉ là một trong những câu chuyện thực tế sinh động về Kaizen trong cuốn sách Kaizen - Cải tiến hiện trường, hiệu quả tức thì. Ngoài những bài học từ câu chuyện thực tế, người đọc còn được đào sâu, hiểu thấu về Kaizen thông qua kinh nghiệm của MBA Trần Đình Cửu được đúc kết trong cuốn sách. Cụ thể là:
Kaizen là gì?
Cuốn sách hiện đã được phát hành trên toàn quốc, mời các bạn tìm mua tại:
https://shop.alphabooks.vn/kaizen-cai-tien-hien-truong-hieu-qua-tuc-thi-p37403336.html