Hãy chuyên tâm vào việc của bạn trước khi dành thời gian cho đam mê
Hãy chuyên tâm vào việc của bạn trước khi dành thời gian cho đam mê
“Hãy làm theo đam mê của bạn” không phải là một lời khuyên hay.
Tối Đa Hóa Năng Lực Bản Thân
(7 lượt)

Tôi đã đi đến kết luận này sau khi dành hẳn một năm để nghiên cứu một câu hỏi cơ bản: Điều gì khiến mọi người yêu thích những gì họ làm để kiếm sống? Nghiên cứu này đã nêu bật lên hai điều chống lại ý tưởng “làm theo đam mê”. Đầu tiên, nó chỉ ra rằng rất ít người có đam mê phù hợp với công việc họ làm sau đó. Vì vậy, việc bảo họ “làm theo đam mê” là một công thức dẫn đến lo lắng và thất bại.

Thứ hai, ngay cả khi mọi người cảm thấy chắc chắn về một chủ đề cụ thể nào đó, thì hàng thập kỷ nghiên cứu về sự thỏa mãn trong công việc cũng đã cho chúng ta biết rằng bạn cần nhiều hơn một đam mê từ trước để biến công việc của bạn thành thứ bạn yêu thích. Ví dụ, rất nhiều người đam mê làm bánh, đã suy sụp trước áp lực của việc cố gắng vận hành một tiệm bánh nhỏ, cũng như những người đam mê chụp ảnh nghiệp dư đã mất đi sự hứng thú với nghệ thuật khi phải cố gắng lưu lại ảnh tư liệu cho một đám cưới lớn. 

Nếu muốn “kết liễu” đam mê trong công việc, bạn cần có một chiến lược phức tạp hơn việc chỉ đơn thuần cố gắng khám phá một vài yếu tố vốn có trong bạn. Trong phần này, tôi muốn khai thác một chiến lược như vậy – một chiến lược xuất hiện thường xuyên khi tôi nghiên cứu về đời sống của những người tạo dựng được sự nghiệp đầy hấp dẫn. Hãy lấy một câu chuyện về cuộc đời của một nhân vật nổi tiếng để phân tích tình huống của chúng ta.

Bill McKibben là một nhà báo về môi trường. Anh trở nên nổi tiếng từ khi cho ra mắt cuốn sách của mình vào năm 1989, The End of Nature (tạm dịch: Hồi kết của tự nhiên), một trong những cuốn sách nổi tiếng đầu tiên về sự biến đổi khí hậu. Từ đó, anh đã viết hàng chục cuốn sách và trở thành một nhà hoạt động môi trường được nhiều người biết đến. Nếu tham dự một buổi nói chuyện hoặc đọc một bài phỏng vấn của McKibben, bạn sẽ được gặp một người thực sự đam mê với công việc của mình. Nhưng bằng cách nào mà anh có thể đạt được thành công như ngày nay?

Chúng tôi biết được câu chuyện của McKibben khi anh đến Harvard với tư cách một sinh viên năm cuối và đăng ký làm việc cho tờ báo sinh viên, The Harvard Crimson. Đến khi tốt nghiệp, anh đã là biên tập viên của tờ báo này. Việc này đã đưa anh vào tầm ngắm của William Shawn, Tổng Biên tập tờ New Yorker.

Vào năm 1987, 5 năm sau khi đến làm việc tại New Yorker, McKibben đã có một bước ngoặt. Anh thôi việc ở đây và chuyển đến một nhà gỗ nhỏ tại Adirondacks. Sống cô lập giữa một vùng hoang dã, McKibben đã tập trung viết The End of Nature, cuốn sách ngay lập tức trở thành một tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực báo chí về môi trường, đặt nền tảng cho một cuộc sống đầy đam mê của anh ngày nay.

Câu chuyện của McKibben tập trung vào hai bài học mà trong nghiên cứu của tôi đã từng cho là rất quan trọng đối với việc hiểu rõ về cách mọi người tạo dựng sự nghiệp mà họ yêu thích.

 

BÀI HỌC THỨ NHẤT: NHỮNG GÌ BẠN LÀM ĐỂ KIẾM SỐNG KHÔNG QUAN TRỌNG NHƯ BẠN TƯỞNG

 

McKibben đã tạo dựng một sự nghiệp như một nhà văn mà anh yêu thích. Mặc dù vậy, khi nghiên cứu về trường hợp của anh, tôi cho rằng có rất nhiều con đường sự nghiệp mà anh có thể đi theo với niềm đam mê ấy. Hai điều có vẻ thực sự rất có ý nghĩa với McKibben là sự tự chủ (ví dụ, kiểm soát công việc, thời gian làm việc, nơi sinh sống, v.v..) và ít nhiều ảnh hưởng đến thế giới. Do đó, bất kỳ công việc nào có thể cung cấp cho anh sự tự chủ và tầm ảnh hưởng đó sẽ tạo nên đam mê. Ví dụ, một người có thể tưởng tượng ra một “thế giới khác”, nơi chúng ta thấy một McKibben với niềm hạnh phúc tương tự, là người đứng đầu một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận hoặc một giáo sư xã hội học được kính trọng.

Mô hình này rất phổ biến ở những người yêu thích những gì họ làm. Sự hài lòng của họ không xuất phát từ những chi tiết trong công việc mà thay vào đó, từ một tập hợp những đặc điểm phong cách sống quan trọng mà họ đạt được trong sự nghiệp. Những đặc điểm mong muốn này khác nhau tùy theo mỗi người – ví dụ, vài người có thể mong muốn có được sự tôn trọng và trọng vọng, trong khi những người khác khao khát sự linh hoạt trong lịch trình của họ và sự đơn giản – nhưng điều chủ chốt ở đây là những đặc điểm này tổng quát hơn bất cứ vị trí cụ thể nào. Để gây dựng một sự nghiệp, thì câu hỏi đúng đắn không phải là “Tôi đam mê làm công việc nào nhất?” mà thay vào đó là, “Phong cách sống và làm việc nào sẽ nuôi dưỡng đam mê của tôi?”

 

BÀI HỌC THỨ HAI: KỸ NĂNG CÓ TRƯỚC ĐAM MÊ

 

McKibben có được sự tự chủ và tầm ảnh hưởng trong sự nghiệp của anh chỉ sau khi anh trở thành một tay viết giỏi. Ví dụ, khi đến Harvard lần đầu tiên, anh ấy không phải là một nhà báo giỏi. Những bài viết đầu tiên của anh ấy, có thể được tìm thấy trong kho lưu trữ của Crimson, cho thấy xu hướng viết quá lên của một “lính mới” – ví dụ như một bài báo năm 1979 về trận đấu mở màn cho mùa giải bóng rổ Celtics đã mô tả sân đấu như là một “hầm rượu cổ lỗ” và ám chỉ các số áo đồng phục lỗi thời của đội như là “một danh sách các thánh, với các áo số màu xanh Kelly mà họ đã từng mặc, lủng lẳng từ các cửa mái”.

Những gì mà các đồng nghiệp của McKibben nhớ nhất về anh không phải là một tài năng bẩm sinh về nghề nghiệp, mà hơn thế là nỗ lực của anh trong việc cải thiện nó. Ở Crimson, người ta truyền tai nhau rằng vào một đêm khi McKibben quay trở lại văn phòng muộn sau một cuộc họp hội đồng thành phố Cambridge, anh chỉ cần vẻn vẹn 35 phút để hoàn tất bài cho số báo ngày hôm sau. Anh đã cá cược với đồng nghiệp của mình một chai Scot rằng anh có thể hoàn thành ba câu chuyện trước thời hạn. Và anh đã có được chai rượu đó.

Mọi người khẳng định rằng, McKibben đã viết hơn 400 bài báo với tư cách là một phóng viên sinh viên. Sau đó, anh đã dành 5 năm làm việc cho New Yorker, tờ báo đã xuất bản 47 số báo trong một năm. Trong thời gian đó, anh đã hướng đến một cuộc sống tự chủ và có sức ảnh hưởng – chuyển đến sống trên núi để viết The End of Nature – anh đã phát triển rất nhiều các kỹ năng về công việc để hỗ trợ cho thay đổi này. Nếu từng cố gắng dành toàn thời gian để viết sách từ khi mới ra trường, chắc chắn anh sẽ thất bại.

Mô hình này rất phổ biến trong cuộc sống của những người không còn yêu thích công việc của họ. Như đã miêu tả trong bài học thứ nhất, nghề nghiệp sẽ trở nên hấp dẫn chỉ khi chúng sở hữu những đặc điểm chung mà bạn tìm kiếm. Tuy nhiên, những đặc điểm này rất hiếm và có giá trị – ví dụ, không ai sẽ trao cho bạn sự tự chủ hay tầm ảnh hưởng chỉ đơn thuần vì bạn muốn có chúng. Kinh tế học cơ bản cho chúng ta biết rằng nếu muốn một thứ khan hiếm và có giá trị, bạn cần phải đổi lại bằng một thứ khan hiếm và giá trị khác – trong công việc, chúng là các kỹ năng của bạn. Đó là lý do việc phát triển các kỹ năng một cách hệ thống (như McKibben đã viết hơn 500 bài báo trong giai đoạn 1979-1987) gần như luôn xuất hiện trước đam mê.

Giờ hãy ghép những mảnh ghép lại với nhau. Mục đích có được cảm hứng đam mê với nghề là lẽ đương nhiên. Nhưng đi theo đam mê – chỉ chọn lựa con đường sự nghiệp bởi bạn có sẵn đam mê với nó – là một chiến lược tồi để đạt được mục đích này. Có người từng cho rằng bạn có sẵn đam mê để theo đuổi một công việc thực tế và việc hòa hợp với công việc với sự quan tâm mạnh mẽ của bản thân rất có tác dụng trong việc tạo ra sự hài lòng về lâu dài trong công việc. Cả hai giả định này đều sai lầm.

Trái lại, câu chuyện của Bill McKibben đã làm nổi bật lên một chiến lược chi tiết hơn cho việc trau dồi niềm đam mê – một chiến lược được thực thi bởi rất nhiều người đã có được những sự nghiệp hấp dẫn. Nó cho chúng ta biết rằng chúng ta nên bắt đầu bằng cách phát triển hệ thống các kỹ năng hiếm có và đáng giá. Một khi đã gây ấn tượng được với thị trường, chúng ta có thể sử dụng những kỹ năng này như cầu nối đưa sự nghiệp của chúng ta hướng tới những đặc điểm phong cách sống phổ biến (tự chủ, linh hoạt, tạo ảnh hưởng, phát triển, v.v..) hòa hợp với mình.

Chiến lược này kém hấp dẫn hơn ý tưởng cho rằng chọn một công việc hoàn hảo có thể cung cấp cho bạn niềm vui tức thời và lâu dài trong công việc. Nhưng nó có được một lợi thế riêng biệt thực sự rất hiệu quả.

Hãy làm theo một cách khác: Đừng làm theo đam mê, hãy nuôi dưỡng nó. 

- Theo cuốn sách: "Tối đa hóa năng lực bản thân" 

Tags: