Bạn có thể nghĩ món ăn có pho-mai hay sô-cô-la là một phương pháp cứu chữa nỗi buồn tại nhà, nhưng theo nghiên cứu “ Sự hoang đường của đồ ăn” được công bố gần đây của báo Sức Khỏe Tâm lí thì nó chỉ có tác dụng như một liều thuốc tinh thần.
Những nhóm nghiên cứu tìm hiểu xem liệu đồ ăn có mang lại cảm xúc phấn chấn hơn. Trong thí nghiệm, người nghiên cứ hỏi những người tham gia đồ ăn yêu thích mà có thể an ủi họ ngay lập tức là gì. Một tuần sau, những người này được yêu cầu xem một bộ phim dài 20 phút để tạo cảm giác buồn. Sau đó, họ sẽ nhận được đồ ăn yêu thích hay không yêu thích hoặc không nhận được gì cả.
Một điều lập tức rõ ràng: Những người tham gia cảm thấy vui hơn khi họ được ăn đồ ăn yêu thích hay không yêu thích, thậm chí ngay cả khi họ không ăn tẹo nào. Vậy liều thuốc chữa trị không phải là đồ ăn mà chính là thời gian. Đồng tác giả Heather Scherschel Wagner, tiến sĩ tại đại học Minnersota củng cố thêm rằng:
Dù bạn có ăn đồ ăn yêu thích, một thanh yến mạch hay không ăn bất cứ thứ gì thì cuối cũng bạn vẫn sẽ cảm thấy ổn thôi. Đồ ăn yêu thích cỡ nào cũng không thể đẩy nhanh tốc độ chữa lành vết thương.
“Chúng ta cứ gán cho đồ ăn công dụng thay đổi cảm xúc, trong khi ta có thể không cần ăn cũng làm được điều này."
Quá trình nhai tóp tép đồ ăn vặt có thể làm bạn phân tâm khỏi những đau buồn trong giây lát, nhưng để xua đi lo âu thì bạn phải khiến đồ ăn yêu thích thúc đẩy mình hành động. Trong bài đăng gần đây của IdeaFeed, chúng tôi viết về một nghiên cứu tiết lộ rằng cách chữa trị nỗi buồn. Các biện pháp như đi bộ để thoải mái trí óc, suy nghĩ khác đi và nghiền ngẫm những giây phút trầm cảm rồi lấy đó làm cơ hội để trưởng thành và tiến lên. Những liệu pháp này hữu ích hơn rất nhiều so với liều thuốc trấn an đầy chất béo.
Trạm Đọc (Read Station)
Theo Bigthink