Hai giờ sáng, thằng bạn thân gọi cho tôi. Nó nói sẽ li dị vợ. Mọi cố gắng cứu vãn của nó đều vô ích, cô ấy không có ý định vun vén.
Một chiều cuối năm, cô bạn cùng lớp đại học bảo bỏ việc. Công việc ấy cô ấy theo đuổi từ khi ra trường. Đấy cũng là công ty duy nhất cô ấy làm cho đến giờ. Cô ấy ra đi hai bàn tay trắng, trong uất ức tủi nghẹn. Người cô ấy từng đi theo, cống hiến cũng không còn ghi nhận, không còn níu giữ cô nữa.
Thỉnh thoảng, tôi vẫn nhận được inbox của một người em, người bạn, người đồng nghiệp nào đó… Nói về nhiều những chuyện họ không được như ý trong cuộc đời…
Xét cho cùng, sống trên đời, ai có thể được mọi chuyện như ý mình? Nói trắng ra, chẳng phải mọi chuyện trên đời đều không bao giờ được như ý hay sao? Ngay cả khi bạn tưởng mình đạt được một thành tựu nào đó, thứ bạn phải đánh đổi đằng sau nó không ai biết được. Đằng sau nụ cười bao giờ cũng là nước mắt. Đằng sau một chuyện được như ý là chín vạn tám trăm tám mốt chuyện trật lất, sai trái, thất bại, bất mãn,…
Nói như thế, đời sống xem ra rất mệt mỏi. Vào khoảnh khắc người bạn gọi cho tôi lúc hai giờ sáng, dập máy rồi mà khoảng lặng im của nó ở đầu dây bên kia vẫn để lại dư âm. Khoảng im lặng mênh mông ngờm ngợp bao phủ một bầu không khí nặng nề buồn thảm. Lúc ấy, trong đầu tôi lại hiện lên câu nói của mẹ. Mẹ từng nói với tôi khi tôi mới chân ướt chân ráo vào đại học:
“Con dằn dỗi với đời thì ích gì. Cuộc đời là cuộc đời, nó đâu chiều theo con.”
Lần đầu tiên nghe mẹ nói câu ấy, tôi cực kì choáng váng, cũng thấy tổn thương. Sao mẹ tôi có thể phũ phàng với tôi như thế? Sau này, lúc gặp chuyện nọ chuyện kia, hoặc chứng kiến những người bạn của tôi lần lượt nếm trải thất bại, trải qua nhiều chuyện lớn nhỏ trong đời, tôi mới càng thấm thía lời của mẹ.
Tâm lí con người rất kì lạ. Về cơ bản khi gặp chuyện không như ý, đều chỉ có thể rơi vào một trong hai tâm trạng: Một là oán trách, đổ lỗi tại hoàn cảnh, tại người khác. Thứ hai là tự dằn vặt, hạ thấp, hoài nghi năng lực, giá trị bản thân.
Bất cứ ai trong chúng ta cũng dễ dàng rơi vào tâm lí này, nên ta thấy đấy là điều rất thường tình, rất "đúng". Thật ra, đấy chỉ là cái đúng của tâm lí mà thôi. Nó không phải cái đúng của thực tại, cũng không phải cái đúng của một lí trí tỉnh táo.
Có một nhà tâm lí trị liệu nổi tiếng tên là Otto Rank. Ông là học trò xuất sắc nhất của Freud, cũng là nhà tiên phong cho phong trào trị liệu nhân văn thế kỉ XX. Trong một cuốn sách của mình (Cái thật và thực tại), ông lí giải rằng: Trong nội tâm con người luôn luôn tồn tại một cái-thật. Đấy vốn không phải là thực tại. Bằng việc dựng nên một thế giới trong nội tâm, con người chống chọi lại các áp lực bên ngoài của đời sống. Đấy là thực tại trong nội tâm mỗi người. Nhưng rồi, chính cái-thật nội tâm đấy của họ - cách họ phản ứng với áp lực bên ngoài - vô tình lại trở thành một áp lực bên trong họ.
Về cơ bản, cách con người đối xử với mối quan hệ giữa cái-thật nội tâm và thực tại bên ngoài làm nên thái độ sống của người ấy. Thái độ sống đấy sẽ quyết định chúng ta sống ở đời thế nào.
Kiểu người thích nghi thì cố gắng để cái-thật nội tâm vừa vặn với thực tại. Con người này xem ra rất dễ sống. Nhưng khi gặp chuyện ngoài ý muốn, họ phần lớn đều đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác. Dễ hiểu thôi đúng không? Khi bạn tìm cách lấy lòng một người, chắc chắn bạn sẽ đổ lỗi cho người ấy nếu có điều không như ý. Khi bạn đã cố gắng "làm vừa lòng" cuộc đời, thì dẫu chuyện gì xảy ra cũng là TẠI CUỘC ĐỜI đấy thôi.
Kiểu người đi sâu vào cái-thật nội tâm, lấy cái riêng đấy của mình làm tiêu chuẩn cho đời sống, đấy là con người có thể rất thấu rõ bản thân. Nhưng họ cũng dễ dàng mắc kẹt. Khi gặp chuyện không như ý, họ thường chui sâu vào bên trong, dằn vặt chính mình.
Có rất ít người biết cách biến cái-thật trong mình thành một thực tại, sáng tạo lí tưởng của bản thân và biến nó thành thực tại. Ai dám sống như thế, người ấy có thể phá vỡ cái giới hạn của bản thân và luôn thấy mình sống trọn vẹn, bất kể gặp bao nhiêu chông gai trở ngại.
Vậy thì chúng ta phải làm gì để biến cái-thật trong ta thành một thực tại mà ta mong muốn? Để không còn rơi vào vòng xoáy bế tắc bất tận giữa đổ lỗi cho cuộc đời và dằn vặt chính mình?
Năm 20 tuổi, tôi nghĩ để thành công, tôi chỉ cần đam mê, nhiệt huyết. Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra, ngọn lửa không được tiếp thêm củi, chẳng mấy mà lụi tàn. Cuộc đời là gáo nước lạnh, nó sẽ nhanh chóng dập tắt ngọn lửa nhiệt huyết của bạn.
Năm 25 tuổi, tôi nghĩ tôi cần những bạn bè quanh mình giúp đỡ mình. Nhưng đấy không phải là lí do để bạn ỷ lại, lười biếng.
Năm 30 tuổi, tôi gặp những đổ vỡ, và gặp người dẫn đường cho tôi. Đấy là người dạy cho tôi những bài học về chính mình lẫn cuộc đời.
Và để bước tiếp, đừng bao giờ quên đôi chân của chính bạn. Nếu bạn không thể thiết lập 3 điều này, bạn nhất định sẽ tiếp tục rơi vào vòng oán trách và dằn vặt, bạn chắc chắn sẽ còn thất bại.
Vì cuộc đời không bao giờ như bạn mong, nên bạn nhất định phải xây đắp mọi thứ từ chính mình.
"Khi bạn nghiêm khắc với bản thân, cuộc sống tự nhiên sẽ dễ dàng. Khi bạn dễ dàng với bản thân, cuộc sống tự nhiên sẽ khó khăn." (Zig Ziglar)
Đừng đợi đến lúc cuộc đời khắc nghiệt với bạn. Bạn phải sắt đá với chính mình. Nếu đam mê của bạn, lí tưởng của bạn là ngọn lửa, thì kỉ luật là những thanh củi tiếp năng lượng cho nó. Bạn còn nhớ câu nói của Jim Rohn chứ? "Chúng ta đều phải chịu đựng một trong hai nỗi đau: sự đau đớn của kỷ luật hay sự đau đớn của nỗi ân hận." Bạn chọn điều gì bây giờ ? Bạn chọn điều gì, bạn có điều ấy.
Bạn thường nghĩ, kỉ luật là giữ đúng thời gian, đúng thời hạn… Đó chỉ là mức cơ bản nhất. Bạn càng có thể đảm bảo các tầng mức cao hơn của kỉ luật, bạn càng vững mạnh, không gì lay chuyển được.
Tất cả những mục tiêu bạn đặt ra, thời gian và những việc bạn cần làm, hãy đảm bảo bạn có thể duy trì nó cho đến khi hoàn thành. Đừng chỉ lên dây cót tinh thần suông, hãy làm từng bước, thật chắc chắn và cụ thể:
Đa phần chúng ta thường tùy tiện, ngẫu hứng và bỏ quên các mối quan hệ. Tuy nhiên, tùy tiện trong các mối quan hệ, chỉ có thể nói rằng, bạn cũng tùy tiện với chính mình và trong cách bạn đối xử với người khác. Thế thì, người khác chắc chắn sẽ tùy tiện với bạn.
Để xác lập những mối quan hệ có ý nghĩa, có giá trị và bền vững, bạn hãy ghi nhớ những điều sau:
Trong mọi chuyện, quan trọng nhất: Nhất định phải minh bạch với chính mình trước tiên.
Điều này rất quan trọng, vì nó cho bạn một con đường, một cái la bàn để đi theo. Nó giúp bạn GƯỢNG DẬY trong những lúc gặp khó khăn, thử thách, bạn sẽ không nản lòng, không gục ngã. Thậm chí trong những lúc nản lòng, sẽ không từ bỏ. Thậm chí ngay cả lúc hoài nghi, cũng không đi sai đường. Và trong khoảnh khắc gục ngã, vẫn không từ bỏ.
Cam kết niềm tin và mục tiêu này rất quan trọng. Bạn hãy viết nó ra thật rõ ràng, giống như cam kết dành cho chính mình. Hãy nhớ, phải thật cụ thể và rõ ràng.
Điều đáng tiếc nhất của tất cả mọi người, kể cả những người thành công ấy là đến một lúc nào đó chúng ta tự bằng lòng với chính mình và ngừng việc học hỏi.
Bạn có thể học hỏi từ rất nhiều điều: từ những người thầy, từ công việc, từ bè bạn, từ sách vở, từ sự quan sát và chiêm nghiệm của bản thân… Hãy nhớ, chỉ khi bạn không ngừng học hỏi, bạn mới có thể thoát khỏi cái bẫy thất vọng với bản thân, thấy mình yếu kém và nhỏ bé.
Nhưng, hãy thực sự tỉnh táo. Bạn cũng có thể rơi vào cái bẫy: Thấy học bao nhiêu cũng không đủ, thấy mình càng cố gắng càng nhỏ bé. Dĩ nhiên rồi, tri thức nhân loại là mênh mông. Hãy chắc chắn, bạn muốn gì và bạn cần gì. Tập trung bồi đắp, trau dồi những tri thức, kĩ năng giúp bạn hoàn thành những điều bạn muốn làm, cần làm và phải làm.
Một nhà tâm lí trị liệu nổi tiếng từng khẳng định: Khi bạn có thể hướng nội đích thực, khi đấy bạn có một sức mạnh vô song, không gì có thể đánh gục bạn.
Thế nào là hướng nội đích thật? Đấy chắc chắn không phải là dằn vặt, tự trách, tự hạ thấp bản thân. Một người hướng nội đích thật trong mọi chuyện, đều sẽ làm được ba điều.
Khi khả năng truy nguyên này thực sự mạnh mẽ, bạn không chờ việc xảy ra rồi mới ngồi phân tích lí do. Khi đó, bạn có thể tỉnh táo và suy nghĩ thấu đáo trước khi làm một điều, rằng vì sao bạn làm nó. Có thể thấu rõ mình đến mức ấy, thì việc bạn làm gì hay không làm gì đều không còn quá quan trọng nữa. Bởi điều đấy đã được quyết định xong, trong chính bạn.
Như thế, khi gặp chuyện không như ý, bạn có thể tự tìm ra nguyên nhân thực sự của nó, cả bên trong lẫn bên ngoài, thay vì rơi vào tâm trạng tiêu cực và sai lệch.
Khi bạn thấu hiểu, bao dung mình, thừa nhận mọi điều tốt xấu trong chính mình, bạn mới có thể bắt đầu triệt để từ bỏ đi những phần xấu, cải sửa những phần sai trái chưa hoàn thiện. Khi đó bạn mới có thể bắt đầu thay đổi.
Họ biết rằng, cái tôi này của mình chỉ là một cái xã hội trao cho, họ không bám chấp vào nó. Vì thế họ có thể hướng đến những điều cao hơn. Đấy có thể là lí tưởng sống của họ, có thể là anh em đội nhóm của họ, có thể là điều họ tin tưởng, có thể là một điều tốt đẹp trong cuộc đời… Nhưng chắc chắn, điều đó luôn cao hơn, lớn hơn chính bản thân họ.
Vì những lẽ đó, họ có đủ sức mạnh để đứng lên từ thất bại.
Họ có thể vượt qua cảm giác bất mãn với đời sống.
Họ có thể xem những điều không như ý là một cơ hội để rèn luyện ý chí và nội tâm, là một cơ hội để học hỏi và không ngừng phá vỡ những giới của bản thân. Đấy là môi trường để họ tôi rèn và trưởng thành.
Tôi muốn cảm ơn cuộc gọi 2 giờ sáng của người đã đánh thức tôi khỏi giấc ngủ ngon. Bởi đó, tôi có đôi điều gửi đến bạn ở đây.
Bạn thì sao? Bạn có dám đứng lên từ mỗi điều không như ý, mỗi bước đau thương và thất bại để đi con đường của bạn, để giành lấy điều thuộc về bạn và dám sống một đời thật đẹp, thật rực rỡ không?
Nhóm CORVI