Đôi khi chúng ta nhìn lại, và ước mọi chuyện đáng lẽ có thể tốt đẹp hơn:
Chúng ta gọi đó là Suy nghĩ đối lập đi lên (Studer, 2016), và nó thường mang đến những cảm xúc khá là chán nản.
Đôi khi chúng ta nhìn lại, chúng ta có thể nghĩ về việc mọi chuyện đáng lẽ đã có thể tồi tệ như thế nào:
Chúng ta gọi đó là những Suy nghĩ đối lập đi xuống (Studer, 2016) và nó thường giúp ta nâng cao tinh thần.
Các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng Suy nghĩ đối lập đi xuống thường có xu hướng gắn liền với sức khỏe tâm lý hơn so với Suy nghĩ đối lập đi lên (McMullen & Markham, 2000)). Trong trường hợp những Suy nghĩ đối lập đi xuống gây ra các cảm xúc tiêu cực, mọi người thường có thêm động lực để hành động hiệu quả hơn. Và khi Suy nghĩ đối lập đi xuống tạo nên những cảm xúc tích cực, mọi người thường cảm thấy một mức độ hài lòng nhất định. Bởi vậy, nhìn nhận lại một vấn đề không phải là một ý tồi
Một nghiên cứu gần đây đã khám phá ra Suy nghĩ đối lập trong bối cảnh các mối quan hệ thân mật. Lauren Studer (2016), một cựu sinh viên tâm lý học, thấy rằng Suy nghĩ đối lập trong các mối quan hệ thân mật có liên quan đến kết quả tương đối tích cực, chẳng hạn như sự hài lòng của mối quan hệ (kết quả tương tự với kết quả tìm kiếm trước đây từ công việc của nhóm nghiên cứu khác; Geher et al., 2005).
Điều thú vị là, Lauren cũng nhận thấy rằng phụ nữ có nhiều khả năng hơn nam giới trong việc thực hiện các Suy nghĩ đối lập đi xuống trong mối quan hệ. Nói cách khác, phụ nữ có nhiều khả năng hơn nam giới trong việc suy nghĩ về cách các mối quan hệ trong quá khứ được giải quyết một cách tốt nhất. Đàn ông dường như thường ít quan tâm đến vấn đề suy nghĩ đến chuyện quá khứ hơn.
Suy nghĩ đối lập đi lên cũng có một số lợi ích nhất định. Nếu bạn không học hành cẩn thận trước khi làm bài kiểm tra và cuối cùng trượt bài đó, sẽ tốt hơn nếu bạn nghĩ đến thực tế này vào lần kiểm tra tiếp theo. Đó có thể sẽ trở thành động lực để bạn học hành hiệu quả hơn.
Điều này cho thấy rằng, Suy nghĩ đối lập đi lên thường gắn với sự bi quan (Giá mà mình đừng có làm cái việc đó!). Và trong bối cảnh một mối quan hệ, nó thường gắn tương ứng với một mức độ hài lòng thấp (Studer, 2016). Bởi vậy, nhìn lại và nghĩ về việc bạn đã thực sự làm rối tung một cái gì đó lên không thực sự là một cách hữu ích để tìm đến niềm hạnh phúc và hài lòng trong cuộc sống.
Sự mặc tưởng là một trong những dấu hiệu của việc trầm cảm (Keller & Nesse, 2006). Trong bối cảnh của Suy nghĩ đối lập, sự mặc tưởng có thể được coi như hành động với quy mô lớn và liên tục của Suy nghĩ đối lập đi lên trong cuộc sống tinh thần của mỗi người. Khi những suy nghĩ như vậy, đặc trưng bởi suy nghĩ “Tôi thực sự sai lầm”, sẽ thấm dần vào trí óc mọi người, và theo sau đó sẽ là sự bi quan. Nếu bạn thấy mình đang mắc kẹt trong chiếc bẫy của Suy nghĩ đối lập đi lên, bạn thật sự cần phải cẩn thận từng bước để thoát khỏi đó và tiến lên phía trước. Vào cuối ngày, mọi điều bạn đã làm vào hôm nay, hôm qua, tháng trước, năm trước, trước trước trước của lần trước cũng đều đã là dĩ vãng, chỉ có duy nhất một hướng đi của thời gian. Nó đã qua rồi. Điều này, chúng ta có thể chắc chắn.
Ở một mức độ nào đó, cuộc sống của bạn có thể được coi là sự tổng hòa của các lựa chọn mà bạn đã thực hiện. Tất nhiên, sẽ có lựa chọn này tốt hơn lựa chọn khác. Nhìn lại những quyết định trong quá khứ (chính là Suy nghĩ đối nghịch) cũng là một điều hết sức tự nhiên ở con người. Và, như đã mô tả ở trên, không phải tất cả đều xấu. Điều đó thể hiện rằng, nếu bạn thấy bản thân mình đang đắm chìm trong quá khứ và chủ yếu tập trung vào những thứ bạn có thể đã làm tốt hơn, bạn có lẽ khó có thể nào muốn tìm cách tiếp tục để tập trung vào hiện tại và tương lai. Sau tất cả, cuộc sống là chuyến hành trình một chiều, mà hành trình này thì rất ngắn...
Theo Psychology Today.