Hiệu Ứng Chim Ruồi: Khi thế giới của chúng ta kết nối hơn những gì bạn tưởng tượng
Hiệu Ứng Chim Ruồi: Khi thế giới của chúng ta kết nối hơn những gì bạn tưởng tượng
Những nhà phát minh lấy đâu ra những ý tưởng tuyệt vời? Những cải tiến làm thay đổi cuộc sống của chúng ta là điều tất nhiên hay phụ thuộc vào tài năng của người tạo ra chúng?

Nhưng điều tuyệt vời hơn là sự kết nối giữa các phát minh khác nhau. Chúng ta có thể nghĩ ra một ý tưởng mới có tính thực tiễn cực cao: khi bạn chơi nhạc trên điện thoại thì khay đá trong tủ lạnh tự động làm ra nước đá. Nhưng trên thực tế, các phát minh thường có những hiệu quả bất ngờ thú vị xuất hiện trong đời sống xung quanh và trên toàn cầu.

Thế giới của chúng ta tràn đầy những ý tưởng mà chúng phụ thuộc rất nhiều vào với nhau. Chiếc máy in của Johannes Gutenberg làm bùng nổ nhu cầu mua kính mắt, bởi thói quen mới là đọc sách đã khiến đại bộ phận cư dân châu Âu chợt nhận ra họ bị viễn thị; thị trường kính mắt lại khuyến khích con người sản xuất và thử nghiệm nhiều loại thấu kính, từ đó dẫn đến phát minh về kính hiển vi, thứ chẳng bao lâu sau lại giúp chúng ta nhận ra rằng cơ thể con người được tạo nên từ các vi tế bào. Hẳn bạn không thấy mối liên hệ nào giữa công nghệ in và việc mở rộng tầm nhìn thị giác của con người tới cấp độ tế bào, cũng như bạn không nghĩ rằng quá trình tiến hóa của phấn hoa lại có thể thay đổi cấu trúc đôi cánh chim ruồi. Nhưng đó là cách mà sự thay đổi diễn ra.

Thoạt nghe, đây dường như là một biến thể của “hiệu ứng cánh bướm” nổi tiếng trong thuyết hỗn mang, theo đó cái đập cánh khẽ khàng của một con bướm ở California có thể gây nên cả một trận bão ở giữa Đại Tây Dương. Song, thực tế, đây là hai câu chuyện hoàn toàn tách biệt. Tính phi thường (và bất ổn) của hiệu ứng cánh bướm thể hiện ở chỗ nó bao gồm một chuỗi nhân quả gần như bất khả kiến; bạn không thể vạch ra mối liên hệ giữa các phân tử khí dao động quanh con bướm và trận cuồng phong đang kéo đến Đại Tây Dương. Chúng có thể liên quan đến nhau, bởi ở mức độ nào đó, vạn vật đều liên quan đến nhau, nhưng chỉ riêng việc phân tích mối liên hệ thôi đã nằm ngoài khả năng của chúng ta, và việc dự báo thậm chí còn khó hơn thế.

 

Từ các loài hoa thơm cho tới chim ruồi: Thế giới của chúng ta kết nối hơn những gì bạn tưởng tượng.

 

Tiến hóa là một ví dụ điển hình về việc các sinh vật sống, và cả chúng ta đều liên kết với nhau. Một thay đổi của một loài cây có thể dẫn tới một thay đổi khác của một loài cây khác, qua một quá trình gọi là coevolution (đồng tiến hóa).

Tiến hóa thường được coi là một quá trình cạnh tranh, khi một loài sống sót và vượt lên trên các loài khác, những cá thể “ít phù hợp hơn”. Nhiều loài đồng tiến hóa với nhau thay vào đó có quan hệ cộng sinh, khi thay đổi của một loài mang tới lợi ích cho loài khác và ngược lại. Vào kỉ Phấn Trắng, cách đây khoảng 145 triệu năm, các loài hoa đã tiến hóa để tạo ra mùi hương và màu sắc để báo hiệu rằng chúng đã có phấn hoa cho các loài côn trùng. Bằng cách này, các loài côn trùng đã thay đổi cấu trúc cơ thể để có thể mang nhiều phấn hoa hơn. Nhờ đó, các loài côn trùng thụ phấn cho hoa và hoa có thể tạo ra nhiều mật ngọt, thu hút các loài lớn hơn.

Quan hệ cộng sinh giữa hoa và côn trùng dẫn tới một sự tiến hóa khác: đôi cánh của chim ruồi.
Chim ruồi bị thu hút bởi mật hoa, nhưng để có thể ăn được, chúng phải học cách bay lơ lửng như một con ong. Những con chim ruồi đầu tiên dĩ nhiên là không làm được điều này, nhưng cuối cùng thì cánh chim đã tiến hóa lạ lùng về cách xoay lên xuống để có thể lơ lửng được giữa không trung.

Đó là cách đồng tiến hóa đã diễn ra: hoa có màu sắc sặc sỡ hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn và tới đôi cánh chim ruồi.

Trong quá khứ, không có một nhà tự nhiên học nào có thể tiên đoán được những điều như thế. Ngày nay chúng ta đã hiểu hơn rất nhiều những gì tiến hóa và đồng tiến hóa kết nối toàn bộ thế giới.

 

Nhìn xa về phía lịch sử: những thay đổi có thể tạo ra tầm nhìn rộng lớn hơn, tạo ra những kết nối chặt chẽ

 

Lịch sử hiếm khi diễn ra theo một đường thẳng, các sự kiện có thể nhảy cóc, đan chéo vào nhau, tầm nhìn có thể bị thu hẹp tùy vào việc bạn nhìn gần hay xa.

Hãy tưởng tượng tới công ti công nghệ Google và cách mà nó đã cách mạng hóa việc tìm kiếm online. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào thực tế là công cụ search Google hoàn toàn miễn phí, chúng ta có thể đã bỏ lỡ những hệ quả mà nó đã mang lại. Khi Google bắt đầu bán quảng cáo bên cạnh những kết quả tìm kiếm miễn phí, nó là một quả đấm chí mạng vào những quảng cáo trả phí trên các tờ báo địa phương của Mĩ, khiến nhiều tòa báo có doanh thu sụt giảm nghiêm trọng.

Bằng cách nhìn xa trông rộng, chúng ta có thể thấy thay đổi trong mô hình kinh doanh của một công ti nhỏ có thể dẫn tới những hiệu ứng rõ rệt ảnh hưởng tới những ngành công nghiệp không liên quan.

Nhưng điều này là trùng hợp hay là nguyên nhân và kết quả? Bạn có thể đã nghe tới “hiệu ứng cánh bướm”. Nó giải thích rằng việc một thay đổi nhỏ có thể dẫn tới một phản ứng dây chuyền tạo ra một cơn bão lớn.

Nhưng hiệu ứng cánh bướm lại hoàn toàn khác so với lịch sử toàn cảnh, vì nó bao gồm một chuỗi các sự kiện gần như không thể tiên đoán. Nếu bạn muốn, bạn có thể dậm chân và nói rằng cái dậm chân đó có liên quan tới vụ động đất ở Trung Quốc, ngay cả khi bạn không thể chỉ ra toàn bộ kết nối giữa chúng.

Bằng việc nhìn toàn cảnh một sự kiện như sự tiến hóa của chim ruồi, chúng ta có thể hoàn thiện câu chuyện liên kết giữa cây có hoa, mật hoa, các loài ong thụ phấn và khả năng bay lơ lửng của chim rồi. Chúng ta biết rằng những kết nối có tồn tại. Thế giới của chúng ta là một nơi đầy những kết nối chặt chẽ với nhau. Một phát minh ở một phần của thế giới có thể có những hệ quả xa xôi mà chúng ta không bao giờ tưởng tượng được.

 

Tags: