Các hành vi tiềm thức ngăn bạn có được cuộc sống như ý
Các hành vi tiềm thức ngăn bạn có được cuộc sống như ý
Rất nhiều hỗn loạn trong nội tâm là kết quả của việc sống một cuộc đời chúng ta vốn không khao khát, chỉ vì chúng ta đã chấp nhận một kịch bản “bình thường” và “lý tưởng” trong tâm khảm mà không hề nhận ra.

Mỗi thế hệ đều có một kiểu “văn hóa đơn nhất” khác biệt, một khuôn mẫu chủ đạo hoặc hệ  thống những niềm tin mà con người vô thức thừa nhận  như “sự thật”.  

Thật dễ để nhận ra nền văn hóa đơn nhất của Đức  vào những năm 1930 hay Mỹ trong năm 1776. Rõ  ràng rằng vào thời điểm đó, ở những nơi đó, có những  giá trị mà con người coi là “tốt” và “đúng” dù trên thực  tế không phải lúc nào cũng như vậy. 

Việc phát triển tính khách quan cần thiết để thấy được ảnh hưởng của văn hóa đơn nhất hiện nay rất khó khăn. Khi một quan điểm được chấp nhận là “sự thật”,  nó không còn được coi là “văn hóa” hay “chủ quan” nữa. 

Rất nhiều hỗn loạn trong nội tâm là kết quả của việc  sống một cuộc đời chúng ta vốn không khao khát, chỉ vì chúng ta đã chấp nhận một kịch bản “bình thường”  và “lý tưởng” trong tâm khảm mà không hề nhận ra. 

Nền tảng của bất kỳ nền văn hóa đơn nhất nào  cũng đều xoay quanh thứ mà chúng ta tin là rất quan  trọng (quốc gia, tôn giáo, bản thân, v.v.) và có nhiều  cách mà hệ thống hiện tại khiến chúng ta tự bắn vào  chân mình khi cố gắng bước lên phía trước. Dưới đây là 8 cách phổ biến nhất. 

 

1. Bạn tin rằng để có một cuộc sống tốt đẹp,  bạn chỉ cần xác định điều bạn muốn và  theo đuổi nó, nhưng thực tế thì, tâm trí bạn  không đủ khả năng dự đoán được điều sẽ  khiến bản thân hạnh phúc.

 

Não bộ của bạn chỉ có thể nhận thức được những  điều nó đã biết, vì vậy khi lựa chọn mong muốn về  tương lai, thật ra bạn chỉ đang tái tạo một biện pháp  hoặc một lý tưởng của quá khứ. Khi mọi thứ diễn ra  không như mong đợi, bạn nghĩ rằng bạn thất bại chỉ  vì bạn đã không tái tạo ra điều khát khao. Trên thực tế,  bạn có thể tạo ra thứ tốt đẹp hơn nhưng nó lại không  quen thuộc với bạn, vì thế nên não bộ của bạn đã hiểu  nhầm nó là thứ “tồi tệ”.

 

2.  Bạn đang suy luận hoặc dự đoán về tương  lai của mình dựa trên hiện tại, vì bạn tin  mình chắc chắn sẽ “đi tới” được thành  công, vì vậy bạn luôn cố gắng chụp vội một  bức ảnh cuộc đời mình và xem liệu mình  hạnh phúc chưa. 

 

Bạn thuyết phục bản thân rằng bất kỳ khoảnh khắc  nào đó cũng đại điện cho cả cuộc sống. Bởi chúng ta  được lập trình để tin rằng thành công là nơi mà chúng  ta phải đến – khi đạt được các mục tiêu – chúng ta liên  tục đo lường những khoảnh khắc hiện tại bằng việc  xem chúng “hoàn thiện” tới đâu, câu chuyện nghe tốt  đẹp như thế nào, hay người khác sẽ đánh giá một bản  tóm tắt về ý tưởng một sản phẩm, dự án chào hàng ra  sao. Chúng ta luôn nghĩ: “Liệu đây có phải là tất cả?”  vì chúng ta quên rằng mọi thứ đều chỉ là tạm thời, và  không một trường hợp nào có thể thâu tóm được tất  thảy. Không có nơi nào để “đến” cả. Šứ duy nhất bạn  đang vội vã tiến tới là cái chết. Hoàn thành các mục  tiêu không phải là thành công. Šành công phụ thuộc  vào việc bạn phát triển như thế nào trong quá trình đó. 

 

3. Bạn cho rằng khi nói đến việc nghe theo  “trực giác của bản thân”, hạnh phúc mới  “tốt đẹp” còn nỗi sợ và sự đau khổ thật  “tồi tệ”. 

 

Khi cân nhắc làm điều gì đó bạn thật sự yêu thích và  đầu tư tâm sức vào, bạn sẽ cảm thấy nỗi sợ và nỗi đau  chảy tràn, chủ yếu là do nó liên quan đến việc dễ bị tổn  thương. Những cảm xúc tiêu cực không phải lúc nào  cũng là rào cản. Chúng cũng là dấu hiệu cho thấy bạn  đang làm một thứ gì đó to lớn và xứng đáng. Không  muốn làm điều gì đó sẽ khiến bạn thờ ơ với nó. Sợ hãi  = hứng thú.

 

4. Bạn vô thức tạo ra vấn đề và khủng hoảng  thừa thãi trong cuộc sống chỉ vì bạn sợ thực  sự trải nghiệm nó. 

 

Tạo ra những khủng hoảng không cần thiết trong  cuộc sống thực chất là một kỹ thuật né tránh. Nó khiến  bạn sao nhãng khỏi bị tổn thương hay chịu trách nhiệm  thật sự về bất kỳ nỗi sợ nào của bản thân. Bạn không  bao giờ đau khổ vì lý do bạn nghĩ: Cốt lõi của khao  khát tạo ra vấn đề đơn giản chỉ là nỗi sợ phải là chính  mình và sống một cuộc đời bạn mong muốn.  

 

5. Bạn nghĩ rằng để thay đổi niềm tin của  mình, bạn phải chấp nhận một quan điểm  mới, thay vì tìm kiếm những trải nghiệm  làm rõ quan điểm đó. 

 

Niềm tin là những gì bạn cho là đúng vì trải nghiệm  đã chứng minh điều đó. Nếu muốn thay đổi cuộc sống của bản thân, hãy thay đổi niềm tin của bạn. Nếu  muốn thay đổi niềm tin của mình, hãy ra ngoài và trải  nghiệm thực tế thay vì làm ngược lại. 

 

6. Bạn nghĩ “vấn đề” là những chướng ngại  ngăn bạn đạt được những điều bản thân  muốn, trong khi trên thực tế chúng là  những lối đi.  

 

Marcus Aurelius đã diễn đạt ý này rất hay: “Sự ngăn  trở hành động thúc đẩy hành động. Šứ ngáng đường  sẽ trở thành con đường.” Đơn giản thì chính việc  vướng mắc vào một “vấn đề” buộc bạn phải hành động  để giải quyết nó. Hành động đó chắc chắn sẽ khiến bạn  suy nghĩ khác, cư xử khác và lựa chọn khác đi. “Vấn  đề” trở thành chất xúc tác để bạn hiện thực hóa cuộc  sống mà bản thân hằng mong ước. Nó đẩy bạn bước ra  khỏi vùng an toàn của mình, thế thôi. 

 

7. Bạn nghĩ quá khứ định nghĩa con người  bạn, và tệ hơn thế, bạn nghĩ hiện thực không  thể thay đổi, trong khi thực tế là, nhận thức  của bạn về nó thay đổi khi bạn thay đổi. 

 

Bởi trải nghiệm thì luôn đa chiều, nên có muôn vàn  những kỷ niệm, trải nghiệm, cảm xúc, “ý chính” mà bạn  có thể chọn để nhớ về… và điều bạn chọn biểu thị cho  tâm trạng hiện tại của bạn. Rất nhiều người bị mắc kẹt trong việc để quá khứ định nghĩa hoặc ám ảnh họ chỉ vì  họ chưa phát triển đến mức nhận ra quá khứ không ngăn  họ có được cuộc sống mà họ muốn, mà giúp họ đến được  cái đích đó. Điều này không có nghĩa là coi nhẹ hoặc che  đậy những sự kiện đau đớn hay sang chấn tâm lý, chỉ là  hãy nhớ về chúng bằng tâm thế chấp nhận và có thể đặt  chúng vào câu chuyện phát triển cá nhân của bạn.  

 

8. Bạn cố gắng thay đổi con người, tình huống  và mọi thứ khác (hoặc phàn nàn/thất vọng  về họ) khi giận dữ = tự nhận thức về bản  thân. Hầu hết những phản ứng cảm xúc  tiêu cực đều nảy sinh từ việc bạn đang nhận  ra một khía cạnh bị phân ly của bản thân. 

 

“Bóng tối bên trong” là những phần trong bạn mà  tại một thời điểm nào đó, bạn tin rằng chúng “không  ổn”, vì vậy bạn kìm nén chúng và làm mọi cách để  chối bỏ. Dù bạn không thật sự ghét những phần này,  nhưng khi thấy người khác bộc lộ các đặc điểm này,  bạn thấy khó chịu, không phải do bạn vốn ghét bỏ  nó, mà bởi bạn phải đấu tranh với khát vọng của bản  thân để hoàn toàn tích hợp nó vào toàn bộ ý thức của  mình. Điều bạn yêu ở người khác cũng là điều bạn  yêu ở bản thân. Šứ mà bạn ghét ở những người khác  là những thứ bạn không thể nhìn thấy nơi bản thân.

Theo Sống khai vấn, sống tỉnh thức 

Tags: