Bộ ba tác giả là chuyên gia trong nhiều lĩnh vực
Cuốn sách “Bộ công cụ tư duy thiết kế” được viết bởi bộ ba tác giả Michael Lewrick, Patrick Link và Larry Leifer.
Michael Lewrick là diễn giả, chuyên gia đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời cũng là một nhà lãnh đạo tư tưởng trong việc áp dụng nhiều tư duy khác nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn, trong đó có việc nâng cao sự tự tin vào năng lực của bản thân để thay đổi cá nhân và tổ chức.
Giáo sư Patrick Link là chuyên gia về đổi mới sáng tạo, đồng thời là doanh nhân, chuyên gia gia về khởi nghiệp tinh gọn, và là đồng sáng lập của Trihow AG. Trước đó, ông học Kỹ thuật Cơ khí tại ETH Zurich, sau đó làm việc với vai trò kỹ sư dự án trước khi nhận bằng tiến sĩ trong lĩnh vực quản lý đổi mới sáng tạo tại ETH Zurich. Sau tám năm ở Siemens, hiện ông đang tham gia giảng dạy về quản lý và giao dịch sản phẩm chuyên sâu với sự nâng cấp của phương pháp Agile trong quản lý sản phẩm và tư duy thiết kế.
Tác giả Larry Leifer là nhân vật tiên phong nghiên cứu và quảng bá về chủ đề tư duy thiết kế trên thế giới. Trong nhiều năm qua, ông đã phát triển kỹ thuật tư duy thiết kế khác nhau và điều chỉnh chúng để phù hợp với nhu cầu đặc biệt của các cá nhân trong việc áp dụng lối tư duy này trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời Hơn nữa, ông cũng là một giáo sư về thiết kế kỹ thuật và là giám đốc sáng lập của Trung tâm Nghiên cứu Thiết kế tại Stanford (CDR) và Chương trình nghiên cứu tư duy thiết kế Hasso Plattner tại Stanford.
Bộ công cụ toàn diện cho đổi mới sáng tạo
Về cơ bản, đổi mới sáng tạo là một quá trình chuyển đổi về mặt tri thức, ý tưởng thành một sản phẩm cụ thể, mang lại lại lợi ích cho bản thân cá nhân, tổ chức và đóng góp vào sự phát triển của toàn xã hội. Trong quá trình này, tư duy thiết kế đóng vai trò cốt yếu giúp chúng ta biến ý tưởng từ bước sơ khai đến thử nghiệm và ứng dụng thực tế một cách vừa sáng tạo vừa bài bản.
Cuốn sách được chia ra làm 7 chương chính, ứng với 7 bước quan trọng trong việc thực hành tư duy thiết kế, bao gồm: Thấu hiểu, quan sát, xác định quan điểm, lên ý tưởng, tạo nguyên mẫu, thử nghiệm và suy ngẫm.
Theo đó, trong cuốn sách “Bộ công cụ tư duy thiết kế”, ba tác giả giải thích các công cụ và phương pháp cốt yếu để đưa tư duy thiết kế vào ứng dụng thực tiễn. Tổng cộng gần 50 công cụ trong cuốn sách được phân bổ cho các bước riêng lẻ của cả quy trình tư duy thiết kế. Đặc biệt, các phương pháp, công cụ này đều đã được chứng minh, công nhận và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng chuyên gia về tư duy thiết kế. Ứng với mỗi công cụ, các tác giả lại đưa ra mô tả chi tiết về cách làm sao để tối ưu hoá và sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Đặc biệt, cuốn sách được bố trí khoa học, cài cắm nhiều hình ảnh minh họa sống động, truyền tải nội dung đơn giản, dễ hiểu nhưng rất có chiều sâu, khiến cuốn sách trở thành một nguồn tài nguyên giá trị giúp độc giả có thể:
9 nhân tố tạo nên sự thành công của tư duy thiết kế
Theo nhóm tác giả, nền tảng tạo nên sự thành công của tư duy thiết kế là lối tư duy của người mới bắt đầu. Cụ thể, lối tư duy này thường được thể hiện ở việc từ bỏ những định kiến, tạm gác lại các kỳ vọng, thúc đẩy sự tò mò và tìm hiểu thấu đáo, cũng như sẵn sàng thử nghiệm và học hỏi.
Ngoài lối tư duy sáng tạo này, các tác giả cũng liệt kê 7 yếu tố tạo nên sự thành công của tư duy thiết kế bao gồm:
Quy trình 07 bước trong tư duy thiết kế
Quan sát
Tiếp đó, chúng ta cần quan sát thực tiễn để thấy liệu các giả định của chúng ta chính xác hay không. Tron bước này, các công cụ như AEIOU giúp quan sát người dùng trong chính môi trường sống, làm việc thực tế của họ, hay các môi trường tương đương.
Thấu hiểu
Theo các tác giả, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về người dùng tiềm năng, nhu cầu và các
Xác định quan điểm
Trong giai đoạn này, chúng ta cần tập trung vào việc đánh giá, diễn giải và cân nhắc những phát hiện mà mình đã thu thập được. Các phương pháp như lập sơ đồ ngữ cảnh, kể chuyện, hoặc khoảng nhìn (vision cone) được nhóm tác giả gợi ý sử dụng để trình bày các phát hiện của mình.
Lên ý tưởng
Giai đoạn “lên ý tưởng” sẽ chỉ bắt đầu khi ta đã xác định được quan điểm. Theo đó, đây được coi là một bước tiến để tìm ra giải pháp cho vấn đề của chúng ta. Khi đó, các hình thức động não khác nhau và những kỹ thuật sáng tạo cụ thể, chẳng hạn như làm việc với phép loại suy cần được áp dụng để đạt được hiệu quả tối đa.
Tạo nguyên mẫu
Tạo dựng các nguyên mẫu cho phép chúng ta thử nghiệm nhiều ý tưởng và nhìn rõ được các rủi ro tiềm ẩn. Hơn thế nữa, đối với các sản phẩm, dịch vụ, đưa bản thử nghiệm ra thị trường cũng là cách để xác định đối tượng khách hàng tiềm năng một cách rõ ràng hơn. Trong “Bộ công cụ tư duy thiết kế”, người dùng sẽ tìm thấy nhiều loại hình nguyên mẫu khác nhau, từ thực nghiệm đến thành phẩm.
Thử nghiệm
Ngay khi các nguyên mẫu được hoàn thiện, chúng ta cần đưa chúng vào thử nghiệm, cho phép người dùng tiềm năng tương tác với chúng và ghi lại kết quả khoa học, tỉ mỉ. Ngoài bảng thử nghiệm truyền thống, các tác giả cũng giới thiệu đến bạn đọc các giải pháp số, ví dụ với thử nghiệm A/B đối với kênh phân phối và truyền thông trực tuyến.
Suy ngẫm
Đánh giá, suy ngẫm luôn là bước quan trọng để chúng ta học hỏi từ trải nghiệm thực tế. Đối với tư duy thiết kế, các công cụ như “mô hình thuyền buồm cải tiến” hay các quy tắc phản hồi dựa trên 3 yếu tố “tôi thích, tôi ước, tôi tự hỏi”, được đề cập trong cuốn sách, chính là các công cụ hữu ích hỗ trợ tư duy trong quá trình suy ngẫm này.
Khác với cách nghĩ tư duy thiết kế chỉ phù hợp với người làm công việc sáng tạo, lối tư duy này đang dần được áp dụng trên mọi ngành nghề. Nhiều người khi lần đầu tiếp xúc với tư duy thiết kế có thể cảm thấy choáng ngợp, một phần do đã dần quyên cách giải quyết vấn đề bằng sự sáng tạo tự phát mà không có mục tiêu rõ ràng.
Trạm trân trọng giới thiệu tới bạn bộ công cụ hữu ích này./.