5 cuốn sách “phản địa đàng” quá gần với thực tế sẽ khiến bạn phải suy ngẫm mãi
5 cuốn sách “phản địa đàng” quá gần với thực tế sẽ khiến bạn phải suy ngẫm mãi
Phản địa đàng (dystopia) là  là một cộng đồng xã hội đáng sợ, khủng khiếp, một thế giới mất ổn định. Thuật ngữ này thường xuất hiện trong các tác phẩm văn học lấy bối cảnh tương lai. 5 cuốn sách dystopia dưới đây lấy bối cảnh là xã hội phát triển theo hướng tiêu cực, đang sợ nhưng rất gần với thực tế, khiến bạn không thể nào quên. 

Trí tưởng tượng táo bạo của cac tác giả này cho chúng ta không gian và cùng sự cho phép bản thân để tạm dừng và tự hỏi. Nhưng hơn thế nữa, họ cho chúng ta hy vọng. Mong rằng chúng ta có thể đủ mạnh mẽ để đưa ra những quyết định đúng đắn cho bản thân và tương lai của mình.

1/ “451 độ F” của Ray Bradbury

Được viết bằng lối văn xuôi nặng nề, mạch truyện trôi chảy, từ hành động đến cảm xúc đến những đoạn độc thoại dài đầy chất thơ - “451 độ F” luôn là cuốn sách luôn được săn đón. Thế giới đen tối mà nó chứa đựng lấy bối cảnh ở một tương lai gần, nơi xã hội quay lưng lại với sách vì tất cả những thông tin mâu thuẫn mà chúng chứa đựng. 

Nó gần giống với kỷ nguyên năm 2015 của chúng ta một cách quá kỳ lạ: một xã hội gồm những người dành cả ngày ngồi trong những căn phòng toàn là màn hình tivi, xem các chương trình yêu thích và đeo những chiếc tai nghe bất cứ khi nào họ ở một mình trong thế giới thực. 

Vậy vấn đề ở đây là gì? 

Chiến tranh đang nổ ra bên ngoài thành phố. Và dù họ có bất chấp đánh lạc hướng bản thân khỏi những suy nghĩ tràn ngập nỗi buồn, thì họ vẫn không hạnh phúc.

 

2/ “Chuyện tình đích thực siêu buồn” của Gary Shteyngart

Cuốn sách này lấy bối cảnh vào giữa những năm 2000 và được viết dưới dạng thư từ gồm một loạt các ghi chép hàng ngày, những lá thư và những email kỳ quái. Trong đó, công nghệ đã lấn át các mối quan hệ của con người theo những cách khiến chúng ta cảm thấy đặc biệt gần gũi: Mọi người đeo điện thoại như vòng cổ và chạy khắp nơi để phát trực tiếp những hoạt động trong ngày của họ, đánh giá mức độ “hấp dẫn” của những người xung quanh, và hoàn toàn phớt lờ những xung đột chính trị đang diễn ra xung quanh. 

Nếu bạn đang cảm thấy đặc biệt sợ hãi vì chứng nghiện mạng xã hội của mình và muốn xóa mọi thứ, thì hãy đọc cuốn sách này. 

 

3/ “Chuyện ở nông trại” của George Orwell 

Tác phẩm này phân tích những phức tạp về quyền lực dưới dạng một câu chuyện ngụ ngôn để cho người đọc thấy các hệ thống quản trị có thể bị tha hóa và trở nên độc tài như thế nào. 

Dù câu chuyện kể về một xã hội động vật sống trong một trang trại nhưng lại mang đến cảm giác rất nhân văn. Chúng ta sẽ chứng kiến những con heo kích động cuộc nổi dậy chống lại nông dân, tuyên bố bình đẳng cho tất cả nhưng sau đó lại nhanh chóng trở thành tầng lớp độc tài điên cuồng và thèm khát quyền lực. 

Cuốn sách này đặt ra một số câu hỏi lớn về cộng đồng và bản chất con người. Việc đọc về các loài động vật biết nói cũng rất thú vị, đặc biệt khi cuộc đấu tranh của chúng gây tiếng vang sâu sắc. 

 

4/ “The Dispossessed” của Ursula K. Le Guin

Ursula K. Le Guin là một bậc thầy viết tiểu thuyết viễn tưởng với gần 25 cuốn sách mang tên bà - nhiều cuốn trong số đó đã giành được một số giải thưởng danh giá. “The Dispossessed” đã mang về ba giải thưởng văn học lớn và liên tục được tái bản từ khi xuất bản lần đầu tiên vào cuối những năm 1970. 

Bối cảnh của cuốn sách là liên thiên hà, trong đó, nhà vật lý Shevek du hành qua lại giữa các hành tinh và khám phá ra sức mạnh của chủ nghĩa vô chính phủ. Những câu hỏi đạo đức được đặt ra khiến cuốn sách này được đánh giá cao. 

 

5/ “Bay trên tổ chim cúc cu” của Ken Kesey

Có lẽ bạn đã nghe nói về bộ phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết đẳng cấp này bởi vai diễn của Jack Nicholson quá ấn tượng, đặc biệt là đôi mắt của ông. Cho dù bạn đã xem phim hay chưa thì bạn vẫn nên đọc cuốn sách này. 

Được viết vào cuối những năm 60 như một lời bình luận về những quan niệm xã hội mới được đúc kết về bệnh tâm thần, “Bay trên tổ chim cúc cu” làm sâu sắc thêm những hiểu biết hạn hẹp của chúng ta về định nghĩa của sự “bình thường”. Cuốn sách được thuật lại bởi một bệnh nhân câm trong khu tâm thần - một anh chàng to lớn được mệnh danh là “Thủ lĩnh”, và mọi người cho rằng anh ta không được thông minh nên đã phớt lờ anh ta. Đây là một góc nhìn mang đến nhiều lợi điểm vì nó có thể giúp người đọc chứng kiến được tất cả các hoạt động diễn ra trong bệnh viện tâm thần. Bạn có dám đọc cuốn sách này và sau đó suy nghĩ thực sự nghiêm túc về những gì nó nói về cách chúng ta đối xử với nhau và với chính mình không? 

- Trạm Đọc

- Tham khảo sheknows.com

 

Tags: