10 bài học về viết lách đến từ tiểu thuyết gia Umberto Eco
10 bài học về viết lách đến từ tiểu thuyết gia Umberto Eco
Umberto Eco là một triết gia, nhà văn, nhà phê bình và một nhà ký hiệu học người Ý. Tên tuổi ông được biết đến nhờ cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, ‘Tên của đóa hồng’ (1980). Những cuốn tiểu thuyết khác của ông còn có thể kể đến ‘Con lắc của Foucault’, ‘Hòn đảo ngày xưa’, ‘Baudolino’ (2000), ‘Ngọn lửa bí ẩn của nữ hoàng Loana’ (2004) và ‘Nghĩa địa Praha’ (2010).

Ngoài ra, ông còn viết sách cho trẻ em cùng nhiều văn bản học thuật và bài luận khác. Và trong cuốn sách mới nhất của mình ‘How to write a thesis’ (Cách viết luận văn), Eco đã đưa ra một số lời khuyên về việc viết lách. Và dưới đây là 10 bài học mà bạn có thể học được từ Umberto Eco. 

 

1/ Không nên viết câu quá dài

 

Trừ khi bạn nghĩ mình là tái sinh của Marcel Proust, đừng viết những câu dài. Các tác phẩm của Proust gồm những câu dài dằng dặc tưởng chừng không bao giờ kết thúc - đôi khi dài tới hàng nghìn từ - và không có bất kỳ sự ngắt dòng nào.

Nhưng điểm nổi bật trong cách viết của  Umberto Eco là sự đơn giản. Bất kể viết về chủ đề gì (chủ nghĩa trung cổ, truyền thông, thiên văn học, khoa học huyền bí), ông đều khiến nội dung mình viết ra trở nên dễ đọc nhất có thể. Và những câu văn ngắn đã giúp ông làm được điều này.

“Nếu bạn chợt nghĩ đến những câu dài, hãy viết chúng ra nhưng sau đó chia nhỏ chúng. Đừng ngại lặp lại chủ đề hai lần”. - Umberto Eco

 

2/ Bạn không phải là e.e. cummings 

 

e.e. cummings (E. E. Cummings) nhà thơ, hoạ sĩ, nhà soạn kịch, nhà văn Mỹ, tác giả của hơn 900 bài thơ, nhiều vở kịch, tác phẩm hội hoạ và một số tiểu thuyết, được coi là một nhà thơ xuất sắc của thế kỷ XX. 

Giống như Proust, Cummings có những đặc điểm riêng. Ông được biết đến với việc ký tên của mình bằng chữ cái đầu viết thường.

Eco cho rằng bạn không phải nhà thơ tiên phong. Ngay cả khi bạn đang viết về nhà thơ này, đừng học theo “chính chủ”. Tạo phong cách riêng của bạn và theo đuổi nó đến tận cùng.

 

3/ Viết đoạn văn không quá dài

 

Về mặt logic và khi bạn thấy cần thiết cho nhịp độ của nội dung, việc viết đoạn văn không quá dài là một điều tốt. Nó làm cho việc đọc dễ dàng hơn rất nhiều. 

Và trong kỷ nguyên của nội dung số, việc viết đoạn văn có độ dài vừa phải cũng bổ trợ cho phần SEO. 

 

4/ Không xa rời trọng tâm

 

Eco nhận xét: Hãy viết mọi thứ nảy ra trong đầu bạn, nhưng chỉ ở dạng bản nháp. Luận điểm của bạn tồn tại để chứng minh giả thuyết mà bạn nghĩ ra ngay từ đầu chứ không phải để thể hiện bề rộng kiến ​​thức của bạn.

 

5/ Đừng bận tâm rằng phải viết đoạn văn đầu tiên thật hoàn hảo

 

Sự thôi thúc viết đoạn văn đầu tiên hoàn hảo có thể khiến bạn mắc kẹt trong nhiều năm. Hãy bắt đầu từ bất cứ đâu. Càng viết nhiều, bạn sẽ càng tự tin hơn. Trong suốt quá trình viết, hãy tập trung suy nghĩ của bạn vào ý tưởng trọng tâm của nội dung bạn muốn viết. 

 

6/ Sử dụng ngôn ngữ tham chiếu

 

Eco cho rằng bạn nên diễn đạt mọi thứ bằng ngôn ngữ tham chiếu. Ngôn ngữ tham chiếu là ngôn ngữ được tất cả mọi người công nhận. Nó là một ngôn ngữ có chức năng chính là truyền đạt ý tưởng, sự kiện và ý kiến ​​một cách toàn diện. 

Trong cuốn “Cách viết luận văn”, Eco đã đưa ra ví dụ về cách sử dụng ngôn ngữ tham chiếu như sau: 

[Nghĩa bóng:] Chúng tôi không tin rằng Krasnapolsky là nhà phê bình sắc bén nhất đối với tác phẩm của Danieli. Khi đọc tác giả của mình, Krasnapolsky tạo ấn tượng rằng ông đang đặt cả thế giới vào miệng Danieli. 

[Tham chiếu:] Krasnapolsky không phải là một nhà phê bình gay gắt đối với tác phẩm của Danieli. Cách giải thích của ông rút ra ý nghĩa từ văn bản mà có lẽ tác giả không có chủ ý.

 

7/ Tránh lối nói tu từ

 

Eco cảnh báo không nên sử dụng lối nói tu từ hoặc lối tu từ. Bạn không muốn người đọc của bạn cảm thấy họ như một thằng ngốc.

Sai lầm tồi tệ nhất mà nhiều nhà văn thường mắc phải là sử dụng quá nhiều biện pháp tu từ trong bài viết của mình rồi lại giải thích cho người đọc.

Nếu bạn sử dụng lối nói ẩn dụ và phải giải thích nó thì về cơ bản bạn đang gọi người đọc là một tên ngốc.

 

8/ Không sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm than

 

Eco khuyên không nên sử dụng dấu chấm lửng (dấu ba chấm) và dấu chấm than. Việc sử dụng dấu chấm than là để nhấn mạnh một câu nói nhưng bạn không cần làm điều đó. Bạn có thể sử dụng vài lần, nếu mục đích là muốn làm cho người đọc phải giật mình. Nhưng truyền tải câu chuyện một cách nhẹ nhàng là đủ. Hiệu quả truyền đạt sẽ mạnh hơn nếu bạn nói những điều quan trọng. 

 

9/ Luôn định  nghĩa một thuật ngữ khi lần đầu bạn sử dụng nó

 

Ví dụ: Tường tòa nhà có khả năng chống cháy vì chúng được làm bằng ACBM. 

Trừ khi người đọc của bạn biết đôi điều về các tòa nhà và công trình xây dựng, câu phát biểu này có thể khiến bất kỳ ai cảm thấy choáng váng. Nếu bạn không định nghĩa một từ viết tắt hoặc một thuật ngữ phức tạp, hãy tránh sử dụng nó. Nếu bạn biết định nghĩa thì hãy chia sẻ ngay từ viết tắt hoặc thuật ngữ khoa học phức tạp là viết tắt của từ gì nhé.

Trong ví dụ trên, bạn có thể sửa lại như sau: Tường tòa nhà có khả năng chống cháy vì chúng được làm bằng vật liệu xây dựng có chứa amiăng (ACBM).

 

10/ Tôi hay chúng ta? 

 

Điều này rất quan trọng từ góc độ viết học thuật. Nếu bạn đang viết một bài luận, bạn có thể dùng cả tôi và chúng tôi.

Tại sao vậy? Theo Eco: “Viết là một hành động xã hội. Tôi viết để bạn với tư cách là người đọc chấp nhận những gì tôi đề xuất với bạn.” Bạn có thể sử dụng 'chúng ta' với giả định rằng người đọc đồng ý với những gì bạn đang truyền tải.”

 

Theo BookJelly

Tags: