Bạn có cảm thấy rằng mình là người đánh giá khách quan nhất khả năng của mình? Rằng, mặc dù có một số kẻ vẫn hay thích múa rìu qua mắt thợ, bạn thì không?
Nếu vậy, bạn không phải là người duy nhất đâu: tất cả chúng ta đều có xu hướng nhìn bản thân dưới lăng kính màu hồng.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ta tự tin thái quá trong rất nhiều lĩnh vực cuộc sống.
Ví dụ, nghiên cứu cho thấy 84% người Pháp coi mình là những người tình lãng mạn trên mức trung bình. Tuy nhiên, nếu theo thống kê, thì đúng ra chỉ có 50% số người trên trung bình, và 50% số người dưới trung bình, không thể nào có 84% được.
Tương tự thế, khảo sát người Anh cũng cho thấy 93% sinh viên Anh coi mình là những lái xe siêu hạng, "trên trung bình", và 68% giảng viên đại học Nebraska xếp hạng khả năng giảng dạy của mình thuộc top 25% tốt nhất. Thật quá phi lý!
Những con số này cho thấy phần lớn chúng ta đánh giá năng lực của mình cao hơn thực tế.
Không chỉ vậy, ta còn lầm lũi gán thành công vào năng lực của mình, và thất bại vào những yếu tố ngoại lai.
Các nhà nghiên cứu thậm chí còn kiểm tra hiện tượng này bằng cách cho một nhóm người tham gia bài kiểm tra tính cách, và sau đó chấm điểm ngẫu nhiên. Khi các đối tượng được phỏng vấn, họ thấy những ai có điểm cao tin rằng bài kiểm tra này đã đánh giá đúng năng lực của họ, vì vậy đã chuẩn đoán khả năng của họ thành công.
Những người nhận điểm kém, trong khi đó, lại coi những bài đánh giá là vô dụng, và bản thân đề kiểm tra - chứ không phải khả năng của họ - là đồ nhảm ruồi.
Bạn đã từng có trải nghiệm tương tự? Nếu bạn được điểm 10 khi thi học kì, bạn có thể cảm thấy rằng bạn "chịu trách nhiệm" cho thành công của mình. Nếu bạn trượt, bạn lại đổi lỗi cho đề khi khó, nhảm hay bất kì nhân tố nào có thể quy chụp.
Biết được thiên kiến này, từ nay về sau, bạn nên nhận thức được xu hướng phóng đại năng lực và nhận thành tích về bản thân. Một cách hữu hiệu để tránh khỏi lỗi nhận thức này là mời một người bạn chân thành một chầu cà phê và nghe ý kiến thật của họ về những điểm yếu cũng như điểm mạnh của bạn.