5: Ta bóp méo thông tin để nó phù hợp với niềm tin và quan điểm của mình

Bạn có coi mình là một người đánh giá mọi ý kiến công tâm? Rất nhiều nghĩ mình như vậy, nhưng trên thực tế, khả năng cao là học chỉ là những nạn thân của thiên kiến xác nhận.

 

Trên thực tế, ai cũng bị dính lỗi tư duy này, nghĩa có có xu hướng bóp méo thông tin theo cách bảo toàn những kết luận trước đây của mình. Thực sự, nó phổ biến đến mức các nhà khoa học còn gọi nó là "bà mẹ của tất cả những lầm lỗi."

Một ví dụ về thiên kiến xác nhận trong đời sống là khi ta lướt qua những trang tin và Facebook trên Internet để theo dõi bình luận về những sự kiện gần đây, nhưng lại quên rằng những trang yêu thích đó lại phản ánh chính những định kiến của mình.

Khi làm thế, chắc chắc ta sẽ chỉ gia nhập cộng đồng những người cùng định kiến như mình, vì vậy càng củng cố niềm tin của mình hơn.

Ngoài ra, thiên kiến xác nhận còn khiến chúng ta chỉ chấp nhận những thông tin bên ngoài nào phù hợp với niềm tin của bạn mình, và cho hết số còn lại vào sọt rác.

Thiên kiến này là lý do mọi người tin vào những thứ giả khoa học như xem tử vi hay đọc bài ta rốt: ta luôn tìm thấy những câu phán chuẩn xác của nó trong cuộc sống của mình (còn những câu sai sẽ bị loại đi).

Để khám phá hiện tượng này, nhà tâm lý học Bertram Forer đã bịa ra những phần dự đoán tính cách giả từ tổ hợp các mục chiêm tinh từ nhiều tạp chí khác nhau, và sau đó bảo các sinh viên đây là những phần đánh giá được chuẩn bị riêng cho họ. Sau đó, ông hỏi các sinh viên đánh giá những bản mô tả "cá nhân" này, và trên trung bình họ đánh giá chúng chính xác 86%.

Nghiên cứu này cho thấy ta diễn giải thông tin để nó tương hợp với những quan điểm của mình trước đây, và được đặt tên là hiệu ứng Forer. 

Biết rằng ta bị ảnh hưởng vô thức bởi thiên kiến xác nhận, ta nên sẵn sàng đối đầu với những quan điểm và bắng chứng đối lập để hình thành nên một thế giới quan cân bằng hơn.