4: Ta thường nghe lời đám đông và ta sẽ tuân phục số đông để không bị bỏ rơi

Khi hết phim trên rạp, đột nhiên ai đó sẽ đứng dậy vỗ tay và đột nhiên mọi người cũng làm theo, kể cả bạn! Nhưng tại sao?

 

Đây được gọi là hiện tượng bằng chứng xã hội. Nó khiến ta cảm thấy cách hành xử của mình là đúng đắn khi nó đồng nhất với mọi người.

Trên thực tế, bằng chứng xã hội bắt nguồn từ trong gene của tổ tiên ta, những người sao chép hành vi của người khác để đảm bảo sự sống sót của mình.

Ví dụ, tưởng tượng, bạn đang du ngoạn với người bạn săn bán-hái lượm của mình, và rồi đột nhiên tất cả bằng đầu chạy thục mạng. Nếu chỉ một mình bạn quyết định đứng lại và thắc mắc xem con vật đang lườm bạn kia có phải sư tử thật hay không, bạn sẽ sớm thành bữa trưa của nó và vậy không thể truyền gene "Tất-cả-bọn-nó chạy-còn-mình-đứng yên" cho đời sau.

Tuy nhiên, nếu bạn bắt nhịp theo nhóm không chút do dự, bạn sẽ có cơ hội sống sót thêm một ngày nữa. Và vì vậy, bắt chước người khác là một chiến lược sinh tồn hữu hiệu của tổ tiên ta, và vẫn được di truyền cho đến ngày nay.

Một kết quả khác của "bản năng bầy đàn" là khi càng nhiều người nghe theo một ý tưởng, ta càng tin nó đúng. Ta nhìn thấy những ví dụ của hiện tượng này ở mọi thứ: từ thời trang, đến những cơn khủng hoảng thị trường chứng khoán và các vụ tự tử tập thể.

Hơn nữa, ta không chỉ bắt chước số đông, ta còn thay đổi ý kiến của mình để được làm một phần của nhóm.

Kiểu bằng chứng xã hội này được gọi là tư duy nhóm (groupthink). Ví dụ, khi mọi người trong cuộc họp đều thống nhất một điều gì đấy, bạn sẽ không muốn là kẻ "ném đá quốc hội", chỉ trích sai lầm để gây chia rẽ nhóm.

Một ví dụ hoàn hảo về thiên kiến này là sự suy tàn của hãng hàng không đẳng cấp thế giới Swissair: họ tự tin vào thành công của mình đến nỗi dập tắt mọi nghi vấn về các dấu hiệu tài chính nguy hiểm và cuối cùng phải chịu hậu quả.