7: Chúng ta thường xao lòng bởi những thứ thú vị

Bạn có thấy khó nhớ danh sách 5 đồ cần mua khi đi chợ vừa mới liệt kê chỉ cách đấy 5 phút, tuy nhiên, lại có thể nhớ như in kịch bản bộ phim mà bạn xem tuần trước.

 

Đó là bởi vì ta cần thông tin được kết cấu thành những câu chuyện có nghĩa để có thể nhớ; trái lại, ta sẽ chóng quên những chi tiết trừu tượng.

Ta sẽ thấy hiện tượng này phổ biến trong các phương tiện truyền thông đại chúng, khi người ta chỉ các số liệu liên quan làm nền để kể chuyện.

Ví dụ, nếu một người lái xe qua một chiếc cầu đột nhiên bị sập, ta sẽ thường cảm thấy lo sợ khi nghe tin về người lái xe xấu số hơn là những chi tiết kĩ thuật nhàm chán về chiếc cầu. Những câu chuyện về đời tư của một người dễ lọt tai hơn là những thông tin trừu tượng về cách ngăn chặn thảm họa này không xảy ra, và các đài cũng thường đưa tin kiểu đó.

Ngoài ra, ta thích những câu chuyện mới lạ, hấp dẫn. Trên thực tế, ta thích những lời giải thích ảo diệu, khó tin hơn là thứ gì nhàm nhàm, biết-rồi-nói-mãi.

Ví dụ, nghĩ về tiêu đề của 1 bài báo sau: "Một chàng trai trẻ bị đâm và thương rất nặng." Theo phán đoán của bạn, kẻ tấn công có thể là người một dân Mỹ trung lưu hay một người Nga nhập cư, buôn lậu dao chiến?

Hầu hết mọi người sẽ cá vào trường hợp hai, nhưng nó đi trái lại với sự thật rằng số người Mỹ trung lưu lớn hợp gấp 1 triệu lần những kẻ buôn lậu dao người Nga, và vì vậy nếu lý trí, xác suất đó là người Mỹ phải cao hơn nhiều.

Tuy nhiên, ta rất dễ bị bởi những dòng mô tả hấp dẫn đánh lừa hơn. Lỗi tư duy này có thể rất nguy hiểm trong ngành y tế. Vì lẽ đó, các bác sĩ được hướng dẫn đừng đi tìm những căn bệnh kì quái trước, mà hãy xem xem các bệnh phổ biến trước.

Slogan của họ là: "Khi bạn nghe thấy tiếng gõ móng, đừng kì vọng đó là con ngựa vằn." Cho dù, nếu là ngựa vằn thì hẳn phải thú vị lắm đây.