Lời nói dối cuối cùng bạn nói là gì? Có lẽ đó là một lời nói dối vô hại chỉ để giúp bạn hoặc người khác thoát khỏi một vài rắc rối nào đó. Nhưng đôi khi chúng ta nói dối vì những lý do kỳ lạ, và nó thường làm tổn thương chúng ta nhiều hơn chúng ta vẫn nghĩ
Mọi người nói dối ngay cả khi nói sự thật có lợi cho họ..
Dữ liệu được thu thập bởi César Martinelli và Susan W. Parker từ các chương trình phúc lợi của Mexico Oportunidades đã tiết lộ vài điều thú vị.
Một số người chơi xuất hiện trong các chương trình truyền hình đã không khai hết số lượng tài sản của mình để không tạo cảm giác giàu xổi và phù hợp với công chúng mục tiêu của chương trình.Có tới 83% người chơi nói rằng họ không có xe hơi trong khi thực tế ngược lại, và 74% người chơi nói rằng họ không được sử dụng truyền hình vệ tinh. Việc nói dối cũng dễ hiểu vì sở hữu những thứ đó có thể cản trở họ có đủ điều kiện tham gia chương trình.
Không dừng lại ở đó, còn có rất nhiều bất ngờ khác. Rất nhiều các ứng viên khai khống lên về các phương tiện sinh hoạt cơ bản như sau: 39% khẳng dịnh nhà mình có một nhà vệ sinh, 32% nói rằng họ đã có nước máy và 29% nói rằng họ sở hữu một bếp gas, trong khi họ không có những thứ này. Martinelli và Parker cho rằng họ nói dối để đỡ xấu hổ, những người này thường là người nghèo, thà không nhận được hỗ trợ chứ cũng không muốn thừa nhận rằng mình không sở hữu nổi một nhà vệ sinh.
Ngược lại, một số lời nói dối có thể mang lại lợi ích cho chúng ta.
Cuốn hồi ký bán chạy nhất như “Tình yêu và Hậu quả” của Margaret Seltzer bị vạch trần là bịa đặt. Vì vậy, người ta nên quảng bá cuốn sách này như một cuốn tiểu thuyết không? Không hẳn. Nếu bạn là một biên tập viên với một cuốn hồi ký mà bạn mong đợi có khoảng 90% là sự thật thì có thể xuất bản như một cuốn hồi ký. Điều này là bởi vì những câu chuyện đời thực tạo ra hiệu ứng truyền thông tốt hơn và thường gây sự chú ý của chúng ta nhiều hơn những tiểu thuyết.
Vậy nên không quá ngạc nhiên rằng có một số quyển hồi ký còn hư cấu hơn cả các sách hư cấu.