Ra mắt sách “Kịch của những người bị áp chế”: Mang một môn nghệ thuật mới đến cộng đồng người Việt Nam.
Ra mắt sách “Kịch của những người bị áp chế”: Mang một môn nghệ thuật mới đến cộng đồng người Việt Nam.
Ngày 23/5 vừa qua tại TPD 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội đã diễn ra lễ ra mắt sách “Kịch của những người bị áp chế” của tác giả Augusto Boal.

Ngày 23/5 vừa qua tại TPD 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội đã diễn ra lễ ra mắt sách Kịch của những người bị áp chế của tác giả Augusto Boal. Thay vì đi sâu vào lịch sử hình thành và các thi pháp thời cổ trong kịch, Augusto Boal bàn kỹ hơn về vị trí của khán giả và diễn viên trong từng loại thi pháp. Vì đối những thi pháp cổ, khán giả tới xem những vở kịch đã được dàn dựng công phu mang lại cho họ lối suy nghĩ đã có sẵn mà không hề nhận ra mình đã bị tước đi khả năng sáng tạo.

Vở kịch mở đầu buổi ra mắt

Buổi ra mắt mở đầu với một màn trình diễn vô cùng đặc sắc và khác biệt. Sau khi khán giả được thưởng thức một vở kịch, họ được tương tác với chính diễn viên của vở kịch đó khi đóng vai một nhân vật để thay đổi tình huống câu chuyện theo ý kiến của mình. Thay vì bị áp đặt trong câu chuyện đầu tiên, khán giả hoàn toàn có thể tạo ra một thế giới mới, tạo dựng phân cảnh mới bằng cách thử những lựa chọn do chính họ đặt ra.

Khách mời đặc biệt của buổi ra mắt là bà Barbara Santos, người đã từng là việc cùng tác giả Augusto Boal trong suốt 20 năm trước khi ông qua đời vào năm 2009 và anh  Hjalmar, người đã mang kịch tương tác đến với người dân vùng chiến sự của Afghanistan. Barbara hiện là giám đốc nghệ thuật của trung tâm Kuringa, một không gian cho những sáng tạo dựa trên phương pháp Kịch dành cho những người bị áp chế qua những sản phẩm nghệ thuật, nghiên cứu, dự án và các nhóm Kịch tương tác tại Berlin, nước Đức. Cùng giao lưu với các Joker - người điều phối vở kịch nhằm mở rộng không gian đối thoại, và các bạn khán giả Việt, Barbara cùng Hjalmar giải đáp những thắc mắc về sự ra đời của một loại hình nghệ thuật mới cùng những trải nghiệm cá nhân khi nghiên cứu và thực hành kịch tương tác.

Theo như các khách mời, kịch tương tác gần đây đã trở nên vô cùng phổ biến tại châu Á vì nó giúp những người yếu thế gặp khó khăn hay sự bất công có thể lên tiếng để chia sẻ câu chuyện của mình. Từ đó, cộng đồng xung quanh có thể đưa ra nhiều lựa chọn cũng như cách giải quyết mà họ cho là phù hợp để thay đổi tương lai. Khi cuốn sách Kịch của những người áp chế được dịch tại Việt Nam, bà Barbara tin rằng đây sẽ là bước khởi đầu vô cùng tuyệt vời để kịch tương tác phát triển mạnh mẽ tại quốc gia Đông Nam Á này.

Khách mời của lễ ra mắt, bà Barbara Santos

Cuốn sách Kịch của những người áp chế được dịch bởi cộng đồng Nhà Buôn Chuyện, dưới sự bảo trợ xuất bản của các tổ chức như Oxfam, Warecod. Đây là một cuốn sách kén người đọc, nhưng sẽ là cuốn sách rất thú vị cho những ai muốn tìm hiểu và theo đuổi bộ môn kịch tương tác.

Trạm Đọc

Tags: