Nếu chán cải cách giáo dục ở Việt Nam, hãy đọc cuốn sách này
Nếu chán cải cách giáo dục ở Việt Nam, hãy đọc cuốn sách này
Bài học ở Phần Lan 2.0: Những người làm trong ngành giáo dục có thể học được gì từ thiên đường giáo dục Phần Lan

Chúng ta đã nghiên cứu về nó, ngưỡng mộ nó, và thậm chí là ghen tị. Điều mà chúng ta đến giờ vẫn chưa thực hiện được là tìm ra một bản sao hoàn chỉnh của nó. "Nó” là gì?  Đó chính là hệ thống đứng đầu, mạnh nhất thế giới trong thành tựu học thuật – hệ thống trường học ở Phần Lan.

Pasi Sahlberg, Tổng giám đốc của Trung tâm luân chuyển và hợp tác quốc tế tại Bộ Giáo dục và văn hóa Phần Lan, đã viết cuốn sách “Bài học ở Phần Lan : Chúng ta có thể học được gì từ cải cách giáo dục Phần Lan”. Cuốn sách này cung cấp những phân tích rõ ràng nhất về việc hệ thống trường học nơi đây đã làm thế nào để đạt được vị trí như hiện tại.


Và có lẽ hơn ai hết, người đàn ông này thích hợp hơn cả cho việc kể câu chuyện đó vì ông đã dành cả cuộc đời mình cho ngành giáo dục với vai trò là một giảng viên, một giáo sư, một nhà chiến lược phát triển chuyên môn, nhà nghiên cứu, người bình luận, sáng tạo, và là người đứng đầu trong nền giáo dục tuyệt vời cho tất cả trẻ em Phần Lan.


Sahlberf  bắt đầu câu chuyện của mình với một bài học lịch sử. Ông mô tả một cách lôi cuốn về việc Phần Lan chuyển mình như thế nào từ một đất nước nghèo lấy nông nghiệp làm trung tâm trở thành một nền kinh tế dựa trên tri thức với hệ thống giáo dục mang đẳng cấp thế giới và nền văn hóa cách tân.

Sự thay đổi này bắt đầu sau Thế chiến II và tiến triển dần trong khoảng 1965 đến 1990 với việc tạo ra một hệ thống trường công lập toàn diện (peruskoulu). Theo sau đấy là việc mở rộng các cơ hội giáo dục đại học như một động lực của sự tiên tiến trong kĩ thuật để xây dựng nền móng cho nền kinh tế vững mạnh.


Nếu có một bài học vô cùng quan trọng mà Sahlberg cung cấp thì đó là việc tập trung vào “tính công bằng trong kết quả”. Nó nhấn mạnh vào sự cam kết của người Phần Lan về tính công bằng và các quan điểm, lập trường riêng; trái ngược hẳn với điều mà ta đang tập trung hiện giờ : tính cạnh tranh, cái mà Sahlberg chỉ trích khá là mạnh mẽ.


Phần Lan chú trọng tới công lí xã hội, sự can thiệp sớm (đặc biệt là cho các nhu cầu đặc biệt của sinh viên), và việc hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị khu vực cộng đồng như y tế và dịch vụ xã hội. Kết quả là thành tích học tập của sinh viên tăng lên trong khi khoảng cách khác biệt về văn hóa cũng được thu hẹp dần. Nếu đây không phải là bài học quý giá cho các nhà giáo dục và hoạt định chính sách ở Mỹ thì tôi không biết đâu mới là bài học cho họ nữa.

Tuomas Uusheimo

Trong phần giới thiệu về các giáo viên và việc sư phạm, bài viết của Sahlberg quả thật không gây thất vọng cho chúng tôi. Văn hóa giảng dạy ở Phần Lan được tập trung vào “phẩm cách chuyên môn và tôn trọng xã hội”. Việc phối hợp công việc với các chuyên gia khác cũng quan trọng như giảng dạy sinh viên. Điều này đã dẫn đến ngành sư phạm trở nên vô cùng phổ biến, và chính điều đó đã giúp đất nước Phần Lan có khả năng thu hút những người thông minh và tận tâm nhất đi vào sự nghiệp giảng dạy lâu dài. Sahlberg đã chỉ ra một cách chi tiết câu chuyện của mình và điều này khiến các nước trên thế giới phải thầm ghen tị. Phần Lan cho chúng ta thấy rằng tôn trọng và tin tưởng giáo viên sẽ tạo ra điều mà Mỹ đã tìm kiếm. Vậy thì khi nào chúng ta mới tin tưởng giáo viên của mình?

Bài học Phần Lan 2.0

Sahlberg đã đề ra một chiến lược cụ thể, cái mà cần các nhà lãnh đạo kinh doanh và chính trị quan tâm, đó là bài học về sức mạnh của liên kết giáo dục và kinh tế một cách có chủ ý. Sự đi lên của Nokia như một người dẫn đầu về công nghệ là nhờ hệ thống giáo dục đã nuôi dưỡng sự sáng tạo, tính chấp nhận rủi ro và cả quyết tâm không ngừng để đạt được mục tiêu đặt ra cho tất cả sinh viên.

Sahlberg bác bỏ các chương trình nghị sự của phong trào cải cách giáo dục toàn cầu. Tính cạnh tranh và thi tuyển trong nền giáo dục hiện tại  không hiệu quả bằng sự hợp tác và tính công bằng của Phần Lan. Thử nghiệm và kết quả kiểm tra không hiệu quả bằng việc lấy giảng dạy thú vị và khiến học sinh tin tưởng vào giáo viên của mình làm cốt lõi cho hệ thống giáo dục đáng tin cậy và có trách nhiệm. Trả lương theo thành tích cho giáo viên không phù hợp với mô hình sáng tạo ở Phần Lan và không đảm bảo được tất cả sinh viên đều được giảng dạy bởi những người có thành tích tốt. Sahlberg đã thu được những kết quả nhất định về ý kiến của mình và tôi chắc chắn sẽ theo người đi đầu thế giới này.

Tôi biết nhiều nhà cải cách và nhà chính trị sẽ không muốn đọc cuốn sách này vì nó sẽ phủ nhận tất cả những “cải cách” đã được chấp nhận bởi đất nước chúng tôi, nhưng có thể chúng ta sẽ bỏ lỡ một số cơ hội quan trọng nếu họ không làm vậy. Kích thước đất nước hay kết quả thống kê dân số của đất nước Phần Lan không nên được sử dụng như cái cớ để biện họ khi họ không quan tâm điều gì thực sự hiệu quả. Cuốn sách này sẽ đưa đến những niềm tin, tầm nhìn, những chiến lược cho những ai thực sự chân thành trong việc mang giáo dục tốt nhất cho tất cả trẻ em. Hãy mở cuốn sách này ra và đọc nó.

Trạm Đọc (Read Station)

Theo Education Week

Pasi Sahlberg là một nhà giáo, tác giả và học giả nghiên cứu các hệ thống cũng như cải cách giáo dục trên toàn thế giới. Ông có chuyên môn trong vấn đề cải thiện trường học, các vấn đề giáo dục quốc tế, giảng dạy và học trên lớp, và công tác lãnh đạo trong trường học. Ông là cựu tổng giám đốc CIMO (Trung tâm luân chuyển và hợp tác quốc tế) thuộc Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan tại Helsinki và hiện là Giáo sư thỉnh giảng thực hành tại trường sau đại học về giáo dục của Đại học Harvard ở Cambridge, MA, USA.
Tags: