Nếu anh có yêu em, hãy tìm cách thay đổi em đi
Nếu anh có yêu em, hãy tìm cách thay đổi em đi
Khi những tình huống mới xuất hiện và chen chân vào cuộc tình giữa hai bạn, người ấy luôn muốn thay đổi con người bạn.

Họ để ý cách bạn ngắt cuộc gọi với mẹ bạn. Họ muốn bạn táo bạo hơn trong việc lựa chọn trang phục. Gần đây, họ còn muốn biết tình hình tài chính của bạn ra sao. Tất cả những điều đó thật chẳng vui vẻ gì. Nhưng một lần nữa, họ không đơn độc: nếu bạn thành thật với chính mình thì chắc chắn bạn cũng muốn người bạn đời của bạn thay đổi theo những gì bạn muốn.

Đáng tiếc là điều này lại là một sai lầm. Mong muốn thay đổi người ấy dường như lại đi ngược với tinh thần của chuyện yêu đương. Nếu bạn đã từng yêu hoặc từng được yêu, liệu bạn có chắc là hai bạn chưa bao giờ nói về việc đối phương hãy thay đổi hay không? Tình yêu không phải là chấp nhận toàn bộ con người ta yêu hay sao?

Ý nghĩ muốn thay đổi người yêu nghe có vẻ không phù hợp và đáng lo ngại bởi vì chúng ta đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của khái niệm lãng mạn trong tình yêu. Khái niệm này chỉ ra rằng, nhân tố chính tạo ra tình yêu là khả năng chấp nhận người khác ở cả mặt tốt lẫn mặt chưa tốt của họ, nếu không muốn nói là những mặt tệ hại. Theo khái niệm lãng mạn, yêu ai đó chỉ đơn giản là yêu con người họ như họ vẫn vậy mà không ước mong thay đổi họ.

Vào khoảnh khắc nào đó trong lúc yêu, mọi người sẽ cảm thấy đó là thời điểm đặc biệt và chúng ta vẫn có thể yêu được anh ấy hay cô ấy bất chấp mọi người cho rằng, chúng ta quá mù quáng đến nỗi không nhìn ra sự thật là gì. Đó có thể là minh chứng cuối cùng cho tình yêu mà những ngóc ngách phức tạp trong con người chúng ta bắt đầu nảy sinh niềm yêu thích, sự tận tâm và thậm chí là mong muốn. Trong suốt cuộc đời, chúng ta luôn ý thức được rằng, chúng ta có rất nhiều điều khiến người khác không ưa chúng ta và họ cố gắng bảo vệ chính họ khỏi sự khinh miệt và chỉ trích.

Vì thế, thật là thú vị khi người yêu chúng ta dường như đang làm hỏng rất nhiều việc. Hoặc khi người đó nhận thấy bạn ngại ngùng trước đám đông, họ không cười vào mặt bạn. Anh chàng hay cô nàng ấy luôn ngọt ngào và lặng thinh như muốn cho bạn thấy sự chân thành của họ. Họ không cảm thấy xấu hổ vì những bộ quần áo lỗi thời mà bạn dành tặng họ. Đó chính là sự trung thực và sức mạnh phớt lờ đám đông. Nếu bạn cảm thấy nôn nao sau bữa tiệc rượu, họ không bao giờ nói, đó là lỗi của bạn vì bạn đã uống quá nhiều. Thay vào đó, họ sẽ mang trà cho bạn uống và kéo rèm để bạn nghỉ ngơi.

Từ những khoảnh khắc ấy, một niềm tin cực kỳ đáng buồn dần phát triển xung quanh chuyện tình yêu: ý nghĩ yêu ai đó luôn luôn có nghĩa là chấp nhận họ ở mọi khía cạnh và rằng được yêu luôn có nghĩa là chấp nhận mọi mặt của người yêu. Theo khái niệm lãng mạn, bất cứ mong muốn thay đổi nào đều tạo ra không khí bất hoà, tức bực và cảm giác chống đối kịch liệt. Đó dường như không phải là dấu hiệu của tình yêu, mọi thứ dường như trở nên tồi tệ và mối quan hệ đó có thể dẫn đến đổ vỡ.

Tuy vậy, người ta vẫn tìm thấy một triết lý tình yêu trưởng thành hơn và hiệu quả hơn, đó là khi chúng ta hãy thực hiện một “chuyến du hành ngược thời gian” trở về thời Hy Lạp cổ đại. Mọi người đều cho rằng, tình yêu là cảm giác phấn khích khi chúng ta tiếp xúc với điều gì đó mạnh mẽ, thông minh, tử tế, trung thực hoặc hào hùng ở một người xa lạ. Hy Lạp cho rằng, tình yêu không phải là cảm giác mơ hồ. Yêu ai đó không phải là phản ứng hoá học không thể thốt lên thành lời.

Chính vì vậy, chúng ta phải làm gì với sự yếu đuối, những rắc rối? Triết lý Lãng mạn cho rằng, chúng ta hãy ôm hôn, thậm chí là yêu mến tất cả mọi người. Chúng ta hãy làm như vậy với những người khác: một mối quan hệ sẽ không thể đi đến đâu nếu chúng ta không cố gắng. Nhưng ở một thời điểm nào đó, chúng ta sẽ đạt đến giới hạn. Chúng ta được khuyên rằng, nên yêu ai đó với tất cả những gì vốn có của họ, hoặc chúng ta hãy nghĩ về bản thân chúng ta như kẻ xấu xa. Điều này nghe có vẻ như một yêu cầu quá đáng. Vậy liệu có ai chưa bao giờ muốn thay đổi bất cứ điều gì trong con người chúng ta sau khi họ đã hiểu rõ chúng ta? Liệu họ có thiếu niềm tin về tiềm năng thực sự của chúng ta hay không? Liệu chúng ta có chối bỏ những sự thay đổi để tiến bộ hơn hay không? Sau cùng, vì sao chúng ta lại đổ lỗi cho họ vì họ muốn những thứ mà từ sâu thẳm trong trái tim chúng ta cũng muốn như vậy?

Về điểm này, suy nghĩ về tình yêu của Hy Lạp đã chuyển thành khái niệm giáo dục. Đối với người Hy Lạp, vì tất cả chúng ta đều không hoàn hảo nên chúng ta cần học hỏi và truyền lại hiểu biết của mình cho người khác. Hai người nên xem mối quan hệ của họ là cơ hội để họ tự phát triển bản thân và để người khác giúp họ tiến bộ. Khi những người đang yêu chỉ cho nhau những sự thật không mấy dễ chịu, điều đó không có nghĩa là họ đang từ bỏ tình yêu mà thực ra họ đang cố gắng làm việc gì đó cho tình yêu của mình. Đó chính là việc giúp cho người tình trở nên đáng yêu hơn.

Chúng ta không nên cảm thấy tội lỗi chỉ vì muốn thay đổi người mình yêu và chúng ta đừng bao giờ tức giận với anh ấy hay cô ấy vì họ muốn thay đổi chúng ta. Về lý thuyết, cả hai điều này đều chính đáng và rất cần thiết. Trên thực tế, ước muốn đưa người mình yêu vào một vị trí xứng đáng là nhiệm vụ cần thiết khi đang yêu: giúp người khác trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của họ. Thật không may, dưới ảnh hưởng của tư tưởng Lãng mạn, hầu hết chúng ta đều kết thúc trong tình trạng như những giáo viên hoặc sinh viên tệ hại và cá biệt. Đó là bởi vì chúng ta không chấp nhận thực tế rằng, việc chúng ta muốn chỉ bảo người khác và cần được người khác hướng dẫn là điều hoàn toàn chính đáng.

Cụ thể là, trong vai trò học sinh ở lớp học tình yêu, chúng ta có xu hướng cho rằng, mình đang bị “tấn công”, bị phản bội, vì vậy không muốn nghe lời hướng dẫn và phản ứng lại người yêu bằng thái độ mỉa mai và hung hăng.

Tương tự, khi muốn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm sống với người yêu, chúng ta lại e ngại rằng, họ không muốn lắng nghe chúng ta. Bài học mà chúng ta muốn mang đến cho người mình yêu có thể sẽ được họ tiếp nhận trong cảm giác khó chịu.

Khi đó, chúng ta chẳng khác nào những giáo viên khiến học sinh hoảng sợ. Người yêu không muốn học và cảm thấy chúng ta đang phá huỷ cuộc sống của anh ấy hay cô ấy.

Sự khác biệt giữa lớp học bình thường và lớp học do hai người yêu nhau tạo ra nằm ở chỗ: hầu hết học sinh đều không ảnh hưởng nhiều lắm đến cuộc sống của giáo viên. Đó là lý do tại sao, sau khi lĩnh hội kiến thức do giáo viên truyền đạt, học sinh sẽ tiến bộ hơn. Chúng ta không sử dụng bất kỳ kỹ thuật đặc biệt nào khi cố gắng dạy một đứa trẻ hoặc một đồng nghiệp. Ở đó, chúng ta chỉ cần biết cách tạo ra mười lời khen cho những ai chưa tốt và điều này khiến chúng ta mất khá nhiều thời gian… Ngược lại, trong lớp học tình yêu, chúng ta lại luôn là những giáo viên tồi tệ nhất.

Chúng ta chưa bao giờ cảm thấy xấu hổ với việc hướng dẫn người khác hoặc được người khác hướng dẫn. Lỗi sai duy nhất ở đây là từ bỏ cơ hội học tập một cách vụng về. Tình yêu nên là nỗ lực nuôi dưỡng của đôi bên và sự giúp đỡ nhau đạt đến khả năng tối đa của mỗi người chứ không phải là cuộc thử thách chấp nhận tất cả những thất bại hiện tại của nhau.

Theo The Book of Life

Minh Phương

Tags: