Muốn thành công, đừng để bổn phận giết chết đam mê
Muốn thành công, đừng để bổn phận giết chết đam mê
Nếu động lực làm việc của bạn chỉ gói trong hai chữ "bổn phận", bạn sẽ mãi làm những việc tầm thường.

Trong những năm đầu đời, chúng ta chẳng làm gì ngoài việc săn tìm những tình huống gây kinh ngạc, theo đuổi mục tiêu giải trí với các vũng nước, bút màu, những trái bóng, gấu bông, những chiếc máy tính và những thứ đồ vặt vãnh tìm được trong ngăn kéo nhà bếp. Ngay khi trở nên mệt mỏi và nhàm chán, ta chỉ đơn giản bỏ cuộc và tìm kiếm những nguồn vui mới – và chẳng có ai thu hút ta quá lâu.

Và, bất thình lình khi lên năm hay sáu tuổi, ta gặp thực tế kinh hoàng: Luật bổn phận. Luật này khẳng định rằng có nhiều, rất nhiều điều, ta làm không phải vì chúng ta muốn hay hiểu, mà bởi những người khác có quyền lực ghê gớm và to xác hơn ta gần gấp ba lần muốn chúng ta làm những điều đó, và người lớn liên tục giải thích, ta tuân thủ để có khả năng kiếm đủ tiền, mua một căn nhà, và có những kì nghỉ trong vòng 30 năm tới. Việc này nghe có vẻ quan trọng – kiểu vậy.

 

 

Thậm chí khi ta ở nhà và bắt đầu khóc lóc nói với cha mẹ không muốn làm bài thi vào ngày mai, họ sẽ đứng về phía Bổn phận, và giận dữ nói với chúng ta: đằng sau suy nghĩ đó chỉ đơn giản là cả tá nỗi sợ - và một người không thể hoàn thành nổi một bài tập về nhà đơn giản, mà chỉ muốn xây một ngôi nhà trên cây sẽ chẳng bao giờ tồn tại được trong thế giới của người lớn.

Những câu hỏi về những thứ chúng ta thực sự thích làm, thứ khiến ta vui, vẫn thỉnh thoảng hiện diện trong thời thơ ấu, nhưng chỉ thoáng qua. Đam mê dần trở thành vấn đề thứ yếu bị gạt ra ngoài thế giới sách vở hằng ngày và chỉ tồn tại trong cuối tuần và vào kỳ nghỉ. Từ đó, một ranh giới cơ bản được đặt ra: Đam mê thì vui, làm việc thì khổ.

Không lạ gì khi ta tốt nghiệp đại học, ranh giới này lại càng được bồi đắp, ta thường không thể tưởng tượng nổi viễn cảnh tự hỏi bản thân những gì trái tìm thực sự muốn làm với cuộc sống của mình, những điều vui thú để làm trong những năm còn lại. Đó không phải cách ta được học để nghĩ. Luật bổn phận là hệ tư tưởng thống trị suốt 80% thời gian chúng ta tồn tại – và đã trở thành bản chất thứ hai của ta. Chúng ta bị thuyết phục rằng một công việc tốt đồng nghĩa với nặng nề, buồn tẻ và khó chịu kéo dài. Nếu không thì họ trả lương cho ta làm gì cơ chứ?

 

 

Việc coi trọng bổn phận đáng tin cậy bởi nó có vẻ giống con đường dẫn tới sự an toàn trong một thế giới đầy cạnh tranh và đắt đỏ đến độ đáng báo động. Thế nhưng, sự thật là bổn phận không đảm bảo an toàn tuyệt đối. Một khi ta kết thúc việc học, bổn phận hiện ra như một món nợ đóng giả đức tính. Bổn phận dần trở nên nguy hiểm một cách tích cực. Có 2 lý do:

Đầu tiên, thành công trong nền kinh tế hiện đại nói chung sẽ chỉ tới với những người có thể cống hiến và có trí tưởng tượng phi thường cho ông chủ - và điều này chỉ khả thi khi người này cảm thấy vui vẻ, ở mức độ nào đó (một trạng thái khá là không tương thích với việc bị kiệt sức và bị đói xử cục cằn suốt ngày). Chỉ khi được thúc đấy đúng cách, ta mới có khả năng tạo ra mức năng lượng và trí tuệ cần thiết để bứt phá trong cuộc đua. Công việc được hoàn thành chỉ bởi bổn phận thì khập khiễng và nghèo nàn hơn cùng công việc được hoàn thành bằng đam mê.

Một điều khác biệt xảy ra khi công việc được thực hiện với cảm giác vui vẻ là ta sẽ hiểu được niềm vui của người khác – của những đối tác và khách hàng. Chỉ khi cảm thấy niềm vui của bản thân, ta mới có thể hết mình đóng góp cho cộng đồng

 

 

Nói cách khác, niềm vui không đối lập với bổn phận, mà là yếu tố quan trọng để làm nên thành công.

 

Tuy nhiên, ta cần biết rằng việc tự hỏi mình thực sự muốn làm gì – mà không ngay lập tức suy tính đến danh tiếng và tiền bạc – sẽ thật đáng sợ vì việc này đi ngược lại những lý thuyết đảm bảo một cuộc sống an toàn. Ta cần đủ hiểu biết và trưởng thành đủ để sống với với sự thật: rằng mình có thể cống hiến cho cộng đồng tốt nhất khi sử dụng con người chân thực và giàu trí tưởng tượng nhất cho công việc. bổn phận có thể đảm bảo cho ta mức lương cơ bản. Chỉ sự chân thành, làm việc với niềm vui mới có thể tạo ra thành công đáng nói.

Khi mọi người đang đau khổ dưới sự thống trị của bổn phận, ta nên chọn một bước đi liều lĩnh và thách thức họ tưởng tượng về những gì họ sẽ nghĩ về cuộc sống của mình trên giường bệnh trước khi chết. Ý nghĩ về cái chết có thể tách chúng ta khỏi nỗi sợ bị người khác đánh giá. Việc tưởng tượng cái kết sẽ nhắc nhở ta điều còn quan trọng hơn bổn phận với cộng đồng: bổn phận với chính mình, với tài năng, với những sở thích và đam mê của mình. Khi ở cận kề cái chết, ta bị buộc phải nhận thức về sự liều lĩnh ẩn giấu và sự nguy hiểm trong con đường tưởng chừng khôn ngoan và đầy ý thức bổn phận.

 

Trạm Đọc (Read Station)

Theo The book of life 

Tags: bổn phận