Giải mã hành vị Bắt gọn tâm lý: Từ “ĐỌC SÁCH” đến “ĐỌC VỊ NGƯỜI KHÁC”
Giải mã hành vị Bắt gọn tâm lý: Từ “ĐỌC SÁCH” đến “ĐỌC VỊ NGƯỜI KHÁC”
“Đọc vị” người khác từ thói quen đọc sách không hề khó như bạn tưởng.
Combo Đọc vị tâm lý
(16 lượt)

Vũ Vân là tác giả truyện tranh, anh ta và bạn hợp tác xảy ra bất đồng ý kiến, nên tách ra làm riêng. Vũ Vân không nghĩ ra được chủ đề hay, suốt ngày lang thang khắp phố phường.

 Một hôm, Vũ Vân gặp một nhóm lưu manh, anh ta khuyên bọn họ có thời gian rảnh nên đọc thêm sách.

Một tên lưu manh nói: “Chúng tôi không biết chữ, đọc sách gì chứ?”

Vũ Vân hỏi: “Thường ngày các cậu hay đọc gì?” Tên lưu manh trả lời: “Xem truyện tranh.”

Nghe vậy, Vũ Vân lóe lên một suy nghĩ trong đầu, anh ta hỏi: “Nếu tôi vẽ truyện tranh về các cậu, thì các cậu có xem không?”

Cả đám lưu manh đồng thanh đáp: “Tất nhiên rồi!”

Sách là người bạn tâm hồn và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Có người thích đọc tạp chí, có người thích đọc tiểu thuyết, có người thích đọc sách khoa học, lại có người thích đọc sách triết học, sách kinh tế... Tại sao chúng ta lại lựa chọn các loại sách khác nhau? Tại sao chúng ta có thói quen và sở thích đọc khác nhau?

 Điều này có liên quan nhất định đến tính cách. Ở chương này, chúng ta sẽ “đọc trộm” đặc điểm tính cách của một người thông qua trang sách.

PHẦN A: THỂ LOẠI SÁCH

Loại sách yêu thích của một người có thể phản ánh sở thích và đặc điểm tính cách của người đó.

Có rất nhiều loại sách với nội dung phong phú, nhưng nhìn chung có thể chia sách thành hai loại chính: một loại là sách giáo dục như sách giáo khoa, sách tham khảo; còn một loại khác là sách giải trí có nội dung tương đối dễ đọc và dễ hiểu, như tiểu thuyết, tạp chí. Có khi chúng ta tự lựa chọn đọc sách giáo dục, có khi môi trường ép buộc chúng ta đọc loại sách này. Nhưng với loại sách giải trí, hầu hết là do chúng ta tự nguyện chọn đọc.

Dưới đây chúng ta sẽ phân tích một số loại sách phổ biến nhất trong cuộc sống và phán đoán tính cách của người đọc chúng.

  

Người thích tiểu thuyết 

 

Những người thích đọc tiểu thuyết có trí tưởng tượng phong phú. Họ muốn hướng đến những yếu tố kích thích không có trong cuộc sống hiện thực. Những người này rất đơn giản, dễ thỏa mãn, tình cảm của họ rất phong phú và tinh tế. Họ thích tạo ra những xao động cảm xúc rồi đắm chìm trong đó.

Những người thích đọc tiểu thuyết tình yêu thường lãng mạn, lạc quan và vui vẻ.

Những người thích đọc tiểu thuyết phiêu lưu thường có xu hướng không an phận. Họ lờ mờ có cảm giác thất vọng về cuộc sống nhạt nhẽo của mình và mong muốn một cuộc sống sôi nổi hơn.

Những người thích đọc tiểu thuyết trinh thám thì không cam chịu cuộc sống tầm thường, thử thách chính là liều thuốc kích thích tốt nhất với họ. Họ có năng lực, nhiệt tình, có thể giải quyết tốt các vấn đề khác nhau và hay có những ý tưởng bất ngờ.

Những người thích đọc tiểu thuyết phiêu lưu có một tinh thần phiêu lưu ngấm sâu vào tận xương tủy, họ rất ngưỡng mộ cuộc sống của nhân vật chính trong cuốn sách. Kiểu người này thường có cuộc sống an nhàn, chính vì vậy họ mới nảy sinh ham muốn phiêu lưu. Họ là người theo chủ nghĩa anh hùng cá nhân.

Những người thích đọc tiểu thuyết kinh dị luôn tìm kiếm những sự kích thích về tinh thần. Họ có thể không thích những kích thích về mặt thể chất (đi tàu lượn siêu tốc, chơi thể thao mạo hiểm), mà chỉ theo đuổi những kích thích về mặt tinh thần. Họ luôn mang lại cho đối phương cảm giác họ là người dũng cảm, gan dạ. Trên thực tế, đó chỉ là sự tưởng tượng phong phú, họ gan dạ là vì đọc quá nhiều loại sách này, nên cảm xúc bị “chai sạn” một chút mà thôi.

Những người thích đọc tạp chí thường theo chủ nghĩa “ăn nhanh” đúng nghĩa. Họ cho rằng thay vì dành thời gian đọc một cuốn sách, tốt hơn nên mở một cuốn tạp chí và đọc những gì mình quan tâm. Tạp chí có tính mục tiêu cao, nội dung mỗi bài viết tương đối độc lập và ngắn gọn, vì thế rất dễ đọc. Những người thích đọc tạp chí thường muốn có một cuộc sống thoải mái, họ khá lười biếng và dễ tính.

  

Người thích đọc tạp chí  

 

Đa số những người thích đọc tạp chí gia đình, tạp chí sức khỏe là phụ nữ và đã lớn tuổi. Họ rất quan tâm những nội dung liên quan trực tiếp đến cuộc sống của chính mình, vì đã trải qua những thăng trầm của cuộc sống nên họ tương đối trưởng thành, nhưng họ cũng cực kỳ thực dụng (vì đã đánh mất trí tưởng tượng và sự nhiệt tình).

Hầu như những người thích đọc tạp chí tử vi, tạp chí các chòm sao cũng là phụ nữ, tuy nhiên họ còn khá trẻ và chưa trưởng thành về mặt tâm lý. Họ thích những điều mới mẻ và thích những biến đổi không ngừng của cuộc sống. Họ chưa chắc đã tin vào bói toán, nhưng không bao giờ chán việc “dự đoán” tương lai, đôi khi họ coi bói chỉ để giải trí. Kiểu người này có bản tính hiếu kỳ, thích nghe ngóng và buôn chuyện.

Những người thích đọc tạp chí thời trang thường chú ý đến ngoại hình. Họ muốn tạo ấn tượng trong mắt người khác, cho nên thường tôn thờ hoặc theo đuổi những món đồ xa xỉ, sang trọng. Họ coi trọng chất lượng và đẳng cấp của cuộc sống, thỉnh thoảng sẽ tiêu tiền như nước.

 

Người thích các sáng tác văn chương  

 

Các sáng tác văn chương đều có tính sáng tạo và giá trị riêng. Có thể chia các sáng tác văn chương thành ba loại chính: kiệt tác, sách lịch sử và truyện ký. Những người thích đọc kiệt tác thường là người giàu tình cảm, có trình độ học vấn cao. Họ thích suy luận rõ ràng, ngôn ngữ tinh tế. Đối với họ, học thức rất quan trọng. Những người này thường không thích đọc tạp chí, nhất là tạp chí cuộc sống và tử vi. Họ có thái độ rất nghiêm khắc đối với kiến thức, giỏi ăn nói, lịch sự, rất ghét những cử chỉ thô lỗ.

Những người thích đọc sách lịch sử và truyện ký rất có hứng thú với câu chuyện huyền thoại của các danh nhân. Họ khao khát có được những trải nghiệm như vậy, cho nên câu chuyện thành công của các danh nhân có tác dụng khích lệ họ. Đa số họ đều là người có chí tiến thủ.

 

 Người thích thơ ca  

 

Thơ ca là tinh hoa cô đọng cảm xúc và suy nghĩ của con người. Những người thích thơ ca thường đa cảm, tinh tế, giỏi quan sát các chi tiết nhỏ, biết tán dương cái đẹp. Họ thích làm việc độc lập, tự coi mình là trung tâm nên dễ mất lòng người khác.

 

 Người thích truyện tranh  

 

Trong xã hội hiện đại có rất nhiều người thích đọc truyện tranh, số lượng truyện tranh chiếm gần một phần ba thị trường sách. Hơn nữa, những người đam mê truyện tranh có biên độ tuổi rộng, từ người tám tuổi đến tám mươi tuổi đều thích đọc truyện tranh.

Trên thị trường phổ biến hai loại truyện tranh Nhật Bản và truyện tranh Mỹ, hai loại truyện tranh này cũng chiếm đa số thị phần.

Truyện tranh Nhật Bản là một thế giới giả tưởng được tạo nên từ trí tưởng tượng phong phú, nó chủ yếu khám phá bản tính của con người, ca ngợi tình yêu và tình bạn, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự dũng cảm và kiên trì. Những người thích truyện tranh Nhật Bản thường giàu trí tưởng tượng, trông họ có vẻ thân thiện, nhưng thực ra họ không muốn mở lòng với người khác.

Truyện tranh Mỹ có đặc điểm đi theo chủ nghĩa anh hùng cá nhân, thường là câu chuyện về một hoặc một vài anh hùng liên tục đánh bại cái ác, bảo vệ trái đất và nhân loại. Những người thích đọc truyện tranh Mỹ tôn thờ chủ nghĩa anh hùng cá nhân, theo đuổi sự dũng cảm và dấn thân. Họ thường quan tâm đến đánh giá của người khác về mình, muốn được đối xử như “người hùng”, được mọi người vây quanh chào đón. Họ thật thà, đơn giản, tuổi tâm lý nhỏ hơn nhiều so với tuổi thật. Họ thường coi mình là trung tâm, xem nhẹ cảm nhận của người khác.

 

Người thích sách giáo lý tôn giáo  

 

Những người thích đọc sách giáo lý tôn giáo hầu hết là những tín đồ sùng đạo. Nếu không phải tín đồ mà lại thích những cuốn sách tôn giáo thì họ thường là mẫu người trung thực và hào phóng, họ khá ôn hòa nhưng đôi khi rất cố chấp.

 

Người thích sách giáo dục

 

Có rất ít người đọc các sách chính trị, kinh tế, thiên văn và địa lý để giải trí, vì nếu không có kiến thức chuyên môn nhất định sẽ không hiểu được loại sách này. Những người thích đọc loại sách giáo dục chắc chắn muốn thu hoạch những kiến thức thuộc phương diện này, hơn nữa còn có hứng thú với chúng. Kiểu người này có chí tiến thủ, có sự kiên trì và có năng lực nổi bật trong một số lĩnh vực.

PHẦN B: PHẢI CHỌN NƠI ĐỌC SÁCH

 

 Đọc sách trong không gian rộng

 

Những người thích đọc sách trong thư viện có yêu cầu rất cao về không gian văn hóa. Họ cho rằng nên đọc sách ở thư viện, bởi vì nơi đó có số lượng sách phong phú và mang đậm nét văn hóa. Họ là mẫu người có thể tập trung học tập và làm việc, tự khích lệ bản thân qua câu chuyện của người khác, liên tục vươn lên và có lòng tự trọng cao.

Những người thích đọc sách ở nơi trang nhã như quán cà phê, quán bar nhỏ có yêu cầu cao về tâm trạng khi đọc sách. Họ cho rằng đọc sách là một việc tao nhã, nên chú ý nhiều hơn đến cảm xúc của tâm hồn, muốn trải nghiệm thú vui khi đọc sách trong một không gian trang nhã, chứ không phải muốn có được niềm vui đọc sách.

Những người thích đọc sách ở nhà thường đề cao cảm giác yên tâm, bởi vì nhà là nơi chúng ta cảm thấy thoải mái nhất. Khi đọc sách ở đây, họ sẽ dồn hết sự chú ý vào nội dung của cuốn sách, đôi khi còn đạt đến trạng thái xuất thần. Khi ở trong trạng thái này, người đọc gần như không thể nhận biết được những tác động từ bên ngoài, thế nên họ chọn đọc sách ở nhà để có cảm giác an toàn.

Những người thích đọc sách trong không gian thoáng đãng, rộng rãi như công viên và nơi dã ngoại thường biết cách hưởng thụ cuộc sống. Họ đặt mình trong một không gian tự nhiên để giữ tâm trạng thoải mái và vui vẻ. Không gian này giúp họ thư giãn, cho nên có thể thấy họ có nội tâm can đảm và mạnh mẽ. Kiểu người này khi đọc sách cũng sẽ bước vào thế giới của trang sách, nhưng họ không hoàn toàn thoát ly khỏi hiện thực mà vẫn có sự cảnh giác nhất định với thế giới bên ngoài.

 

  Đọc sách trong không gian nhỏ 

 

Những người thích ngồi đọc sách trên ghế tương đối nề nếp. Họ làm việc gì cũng có quy củ. Những người này có khả năng tự kiềm chế tốt, có thể kiềm chế ham muốn của mình để kiên trì tiến tới mục tiêu.

Có rất nhiều người thích nằm đọc sách trên giường. Thói quen này thể hiện họ là người thích an nhàn. Những người như vậy có đời sống tinh thần rất thoải mái, nhưng lại hiếm khi thành công vì thiếu sự kỷ luật và kiên trì. 

PHẦN C: NHỮNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH KHÓ THAY ĐỔI

Những thói quen khi đọc sách là “biểu tượng nhận diện” của chúng ta.

Xét về tốc độ đọc sách, có người thích đọc mỗi ngày một ít, đọc từ từ hết cuốn sách theo kế hoạch, có người lại thích đọc một mạch hết luôn. Kiểu người thứ nhất có khả năng kiềm chế rất tốt, họ có thể kiểm soát ham muốn của mình. Nhưng họ thiếu những cảm xúc mãnh liệt trong cuộc sống, rất khó tìm được niềm vui từ những điều nhỏ bé. Còn kiểu người thứ hai lạc quan, vui vẻ hơn. Họ luôn say mê và hiếu kỳ về cuộc sống, nhưng khó có thể tập trung vào một việc trong thời gian dài.

Có người quen sử dụng thẻ đánh dấu trang khi đọc sách, có người tùy tiện gấp trang sách, có người vớ được cái gì thì kẹp vào sách cái đó. Kiểu người đầu tiên rất có kỷ luật, họ có yêu cầu khá cao về môi trường xung quanh. Kiểu người thứ hai quen dùng cách tiện lợi nhất, điều này cũng chứng họ không yêu sách của mình lắm. Kiểu người thứ ba nằm giữa hai kiểu người trên. Họ lười nhác hơn kiểu người thứ nhất, biết yêu quý sách vở hơn kiểu người thứ hai, nhưng thường rất cẩu thả trong cuộc sống, có thói quen bỏ đâu quên đấy, đôi khi họ kẹp đồ trong cuốn sách, nhưng lúc sau lại quên mất mình đã để ở đâu.

Xét từ việc giữ gìn sách, những người luôn giữ sách sạch sẽ, không bị hư hại gì là người giàu tình cảm và tinh tế. Cách họ giữ sách rất cẩn thận thể hiện thế giới tình cảm phong phú của họ. Những người để sách trang thì quăn góc, trang thì dính bẩn, thậm chí long bìa, là mẫu người tùy tiện, thường không chú tâm vào một việc gì, sắp xếp đồ đạc tùy ý, cứ tiện đâu đặt đó. Dù họ có nhiệt tình phấn đấu, nhưng do tính cách tùy tiện nên rất khó thành công.

Những người thích ghi chép, chú thích trong quá trình đọc sách thường rất nghiêm túc. Kiểu người này có thể tập trung hết mình cho chuyện trước mắt. Những người thích ghi chép những gì mình đọc được thành một hệ thống thường giữ gìn sách rất ngay ngắn, sạch sẽ. Còn những người thích viết chú thích vào trong sách là mẫu người có tư duy nhạy bén, giỏi giải quyết các vấn đề phức tạp.

Xét về hình thức của cuốn sách, có người thích đọc sách giấy, có người thích đọc sách điện tử. Sách giấy tượng trưng cho truyền thống, những người thích đọc sách giấy khá truyền thống và bảo thủ. Tính cách của họ có phần trầm lặng, nên họ có thể chấp nhận những điều mới, nhưng sẽ không đặt quá nhiều tâm tư vào đó. Còn những người thích đọc sách điện tử thì rất hợp thời. Họ thích những điều mới mẻ, thích cuộc sống hiện đại với nhịp sống gấp gáp, đến việc đọc sách cũng muốn “ăn nhanh”.

Bài viết được trích lược từ cuốn Giải mã hành vi bắt gọn tâm lý của tác giả Lộc Dã. Cuốn sách nằm trong tinh tuyển Tủ sách TƯ DUY - TÂM LÝ của Alpha Books. Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm tại đây.

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tags: