Yêu nhau càng lâu, sẽ càng phai nhạt hay sâu đậm?
Yêu nhau càng lâu, sẽ càng phai nhạt hay sâu đậm?
Tình yêu càng kéo dài càng mất đi sự nồng nhiệt, vậy yêu lâu có phải là yêu sâu đậm không? Vậy càng yêu lâu càng lãng mạn hay ngược lại? Tất cả phụ thuộc vào quan niệm về tình yêu của mỗi người.

Susan Lowenstein:”Thừa nhận đi. Anh yêu vợ mình ngày một nhiều thêm”.
Tom Wingo:”Không. Không nhiều hơn đâu, Lowenstein. Chỉ là lâu hơn thôi.”

- Trích tác phẩm The Prince of Tides của Pat Conroy.

 

Khi tình yêu càng lâu dài càng phai nhạt

 

Cảm xúc thường xuất hiện khi ta cảm nhận những thay đổi đáng kể dù là tích cực hay tiêu cực trong cuộc sống của mình - hoặc của những người liên quan đến mình. Từ quan điểm tiến hóa, tập trung vào những thay đổi có lợi hơn điều ổn định. Bởi những thay đổi hàm ẩn tình trạng thiếu ổn định, cho nên việc chú ý đến thay đổi rất quan trọng để sinh tồn. Khi đã làm quen với sự thay đổi, hoạt động thần kinh của ta sẽ giảm dần để tránh lãng phí thời gian và năng lượng vào điều mà chúng ta đã thích nghi.

Tình cảm nồng nhiệt thường đi kèm với sự không ổn định, mạnh liệt và thiên vị. Cảm xúc này không kéo dài, gần như chỉ là những trải nghiệm mãnh liệt xảy ra tức thì bởi vì một hệ thống không thể bất ổn trong thời gian dài mà vẫn hoạt động được bình thường; tình cảm có thể bùng nổ nếu cảm xúc tiếp tục trở nên mãnh liệt hơn. Hơn nữa, sự thay đổi không thể kéo dài trong khoảng thời gian dài. Bởi sau một khoảng thời gian, chúng ta đã làm quen với thay đổi và điều đó không còn kích thích ta nữa. Nếu những cảm xúc xuất hiện trong khoảng thời gian dài, không kể những gì đang diễn ra trong môi trường, chúng không mang giá trị thích nghi. Độ dài chính xác của giai đoạn nồng nhiệt trong tình yêu đang là một đề tài gây tranh cãi. Dựa theo loại cảm xúc và các hoàn cảnh nhất định, xúc cảm có thể kéo dài từ vài giây đến vài tiếng, và thậm chí còn lâu hơn.

Nếu tình cảm nồng nhiệt chỉ là nhất thời, việc yêu lâu dài có vẻ đồng nghĩa với tình cảm sẽ phai nhạt đi, sự mãnh liệt sẽ giảm theo thời gian, biến đam mê thành mối quan hệ thỏa thuận giữa hai người quen nhau.

Không kể đến khoảnh khắc nồng nhiệt của tình yêu, chúng ta có thể phân chia tình yêu thành hai nhóm: Tình yêu kéo dài và tình yêu bền vững. 

Tình yêu kéo dài bao gồm việc lặp đi lặp lại liên tiếp một trải nghiệm được cảm nhận thuộc về cùng một cảm xúc, ví dụ: tức giận trong nhiều giờ liền hay ham muốn tình dục suốt cả đêm. Nếu tình yêu kéo dài chỉ đơn thuần là sự lặp lại của một cảm xúc nhất định, việc kéo dài thời gian không hề đem lại vui thú mà khiến ta dễ dàng chán ngán. Ở đây, tình yêu lâu dài đồng nghĩa với việc phai nhạt dần tình cảm.

Tình yêu kéo dài không giải quyết xung đột giữa yêu lâu hơn hay yêu nhiều hơn, vì không có yếu tố nào, chẳng hạn như độ phức tạp, có thể khiến loại tình cảm này trở nên ý nghĩa và sâu đậm hơn. 

 

Khi tình yêu càng lâu càng sâu đậm

  

Tình yêu bền vững bao gồm quá trình phát triển chất lượng và ý nghĩa được tạo ra từ một số cấp bậc thành tích. Nó còn có tính quy kết, khiến tình cảm vững bền trong thời gian dài. Một dụ của loại tình cảm này là mối tình lãng mạn lâu dài giữa hai người yêu nhau. Quá trình phát triển biến tình yêu từ một kiểu bắt chước đơn giản cảm xúc ban đầu thành mối liên kết lãng mạn sâu sắc.

Điểm khác biệt chính giữa tình cảm nồng nhiệt và bền vững đó là tình cảm nồng nhiệt thường được tạo ra từ những sự thay đổi khách quan bên ngoài, trong khi tình cảm bền vững thường sinh ra từ một loại thay đổi khác: sự phát triển có ý nghĩa trong nội tại. Phát triển là một quá trình tiến bộ bằng cách mở rộng, kéo dài và tinh chế (Theo cách định nghĩa của từ điền Oxford). Sự phát triển đòi hỏi một quá trình tạm thời, nếu là phát triển theo xu hướng tích cực trong một khoảng thời gian, nó vừa mang tính nền tảng vừa mang tính xây dựng. Quá trình phát triển tích cực này sâu sắc và có khía cạnh “khách quan”, vì nó cũng suy xét đến hiện thực, ví dụ như tính cách đặc biệt của đối phương, hay hoàn cảnh nào đó đặc biệt.

Chúng ta từ đây có thể phân biệt giữa lãng mạn mãnh liệt – cái lõi của tình cảm nồng thắm và lãng mạn sâu đậm, điều tạo nên tình cảm bền vững. Sự lãng mạn mãnh liệt là khoảnh khắc đỉnh cao của cảm xúc trong một số thời điểm nhất định: mức độ tạm thời của những đam mê hay ham muốn. Còn sự lãng mạn sâu đậm vượt trội hơn lãng mạn mãnh liệt ở chỗ nó bao gồm không gian tạm thời.

Những hành động sâu sắc rất cần thiết với cuộc sống của mỗi người, nó có ảnh hưởng bền vững với cuộc đời ta và cũng tạo nên tình cách của ta. Những hành động hời hợt chỉ ảnh hưởng đến bề mặt cuộc sống, bị giới hạn trong phạm vi và ảnh hưởng và có thể tác động tiêu cực đến đời sống của ta nếu chúng ta quá thường xuyên đắm chìm trong đó. Những thay đổi khách quan rất quan trọng trong tạo ra lãng mạn mãnh liệt. Còn với lãng mạn sâu đậm, sự quen thuộc và ổn định quan trọng hơn. Trong khi sự mới lạ có thể phòng ngừa nhàm chán, sự quen thuộc lại có giá trị phát triển tình cảm.

Sự thay đổi khách quan làm nên tình cảm mãnh liệt là những sự kiện đơn giản, tức thời tạo ra cảm xúc đặc biệt. Những thay đổi này có ảnh hưởng ngắn hạn vì chúng ta nhanh chóng thích nghi với thay đổi. Sự phát triển tạo nên tình cảm sâu sắc thì liên tục. Nó là kết quả của quá trình phát triển không ngừng của chủ thể, được biểu lộ thành tình cảm lâu dài và sâu đậm. Vì mối liên kết giữa hai người liên tục phát triển, vấn đề của những ảnh hưởng tiêu cực từ sự thích nghi và nhàm chán sẽ không xuất hiện. 

Sự quan trọng của tình yêu sâm đậm dài lâu đã được chứng minh rõ ràng trong nghiên cứu về sự phát triển của người trưởng thành trong 75 năm của Havard. Nghiên cứu nhấn mạnh hạnh phúc về lâu dài và ích lợi cho sức khỏe của hôn nhân hoàn thiện, thỏa mãn và bền vững, bao gồm việc dành nhiều thời gian ở bên nhau. Như Rober Waldinger khẳng định trong bài nói tại TED: “Những người mãn nguyện với tình yêu của họ ở tuổi 50 sẽ sống khỏe mạnh nhất khi 80 tuổi. Và những mối quan hệ tử tế, thân thiết dường như làm ta quên đi nỗi buồn của việc ngày một già nua.”

Nếu tình cảm lãng mạn được phát triển thành trạng thái tình cảm bền vững bao gồm sự phát triển ý nghĩa và sâu sắc, yêu càng lâu dài càng sâu đậm.

Như đã thấy, độ dài của tình yêu là điều kiện cần nhưng không phải điều kiện đủ để tạo ra tình yêu sâu đậm. Tất nhiên có nhiều trường hợp yêu càng lâu tình cảm sẽ càng nhạt chứ không thể trở nên sâu sắc hơn. Điều đó thật buồn nhưng là điều thường xảy ra và được khắc họa trong tình cảnh của Tom Wingo trong cuốn The Prince of Tides: Không kể thời gian anh ấy yêu vợ mình dài đến thế nào, tình yêu ấy không phát triển thành tình cảm sâu đậm – khi đó, yêu càng lâu không có nghĩa là yêu càng nhiều.

Liệu chúng ta có đáng bị lên án nếu cũng suy nghĩ giống Wingo? Số liệu thống kê đã chỉ ra rằng đa phần chúng ta đều như vậy, nhưng không phải tất cả.

Trạm Đọc (Read Station)

Theo Psychology Today

Tags: