Trẻ em có rất nhiều thứ để học. Người ta cho rằng thời thơ ấu được dùng để đem lại cho trẻ sự bảo vệ trẻ cần để có thể tập trung học cách giao tiếp, cách thế giới vận hành xung quanh chúng, những giá trị mà nền văn hóa của chúng coi trọng, vân vân. Với lượng thông tin khổng lồ mà trẻ cần tiếp thu, có vẻ như chúng khá thận trọng khi sử dụng khoảng thời gian được bao bọc này càng nhiều càng tốt để dấn thân vào việc thực sự khám phá các khía cạnh và vấn đề trong thế giới thực.
Tuy nhiên bất cứ ai dành thời gian ở bên trẻ con đều biết rằng chúng không phải là những học sinh nghiêm chỉnh, tập trung cao độ. Thay vào đó, trẻ con dành phần lớn thời gian để hát, chạy long nhong và đảo lộn mọi thứ - nói cách khác là vui chơi.
Chúng không chỉ rất vui vẻ vì ngộ ra trên thực tế mọi chuyện sẽ như thế nào thông qua quá trình chơi và khám phá, mà chúng (giống như nhiều người lớn) cũng thường bị thu hút mạnh mẽ bởi các trò chơi và câu chuyện hư cấu. Chúng giả vờ như mình có phép thuật, sức mạnh siêu nhiên và tưởng tượng mình tương tác với những sinh vật không tưởng như nhân ngư hay rồng.
Trong một thời gian dài, cả phụ huynh và các nhà nghiên cứu đều nghĩ rằng điểm cộng lớn nhất của những tưởng tượng kì thú này là không gây hại cho trẻ - có lẽ có lúc cũng cần đổ một ít mồ hôi, nhưng cũng không có lợi ích thực tế nào. Điểm trừ lớn nhất là một số người phản bác lại rằng những trò chơi như thế gây xao nhãng nghiêm trọng khiến trẻ không tập trung vào nhiệm vụ quan trọng là tìm hiểu về thế giới thật hoặc thể hiện sự mơ hồ nguy hiểm về ranh giới thế giới thực và thế giới ảo.
Nhưng nghiên cứu mới về khoa học phát triển không chỉ cho thấy trẻ em có khả năng phân biệt rõ ràng thực tế và hư cấu, mà lòng hiếu kì về những kịch bản kì ảo có thể rất có ích cho quá trình học của chúng.
Tôi đã biết đến khía cạnh này khi thử nghiệm những cách dạy từ mới cho trẻ mẫu giáo, với hi vọng giảm được những hạn chế ngôn ngữ giữa những trẻ xuất thân từ những gia đình có điều kiện kinh tế xã hội cao và thấp.
Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm của tôi đã đưa ra các từ mới trong một hoạt động cùng đọc sách và sau đó nhấn mạnh ý nghĩa của các từ đó trong các buổi học có người lớn hướng dẫn. Sự can thiệp này đã thành công và sự thông hiểu của trẻ đối với từ mới được cải thiện trước và sau bài kiểm tra. Nhưng điều thú vị nhất là sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ trong nghiên cứu: một nhóm đọc những câu chuyện có chủ đề thực tế, ví dụ như nấu nướng và một nhóm đọc truyện lấy chủ đề thế giới huyền ảo, ví dụ như chủ đề rồng.
Lúc bắt đầu nghiên cứu, trẻ biết ít từ ngữ xuất hiện trong sách truyện kỳ ảo, có lẽ vì những từ này khó hơn. Nhưng chúng tôi phát hiện ra kiến thức từ vựng của các trẻ bị ảnh hưởng bởi quá trình can thiệp. Sau bài kiểm tra, nhóm đọc truyện kỳ ảo biết số lượng từ vựng tương đương với nhóm đọc những câu chuyện từ thực tế.
Thế có nghĩa là, trẻ học được nhiều kiến thức từ những câu chuyện kì ảo hơn là những câu chuyện thực tế.
Phát hiện này rất đáng ngạc nhiên, vì nó đập nhau chan chát với những gì chúng ta biết về học tập và truyền thụ thông tin. Một lượng lớn tài liệu tâm lí học chỉ ra rằng hoàn cảnh học tập càng tương đồng với hoàn cảnh mà thông tin được vận dụng thì càng tốt. Điều này có thể ngầm hiểu rằng các cuốn sách chủ đề thực tế lẽ ra phải giúp trẻ nắm được nghĩa của từ tốt hơn và sử dụng từ chính xác hơn trong bài kiểm tra sau đó.
Nhưng nghiên cứu của chúng tôi lại hoàn toàn trái ngược:
Những cuốn sách kì ảo, ít gần gũi với thực tế hơn lại giúp trẻ học được nhiều hơn.
Trong một công trình gần đây, phòng thí nghiệm của chúng tôi đã khẳng định y như thế. Một nghiên cứu đang tiến hành phát hiện ra trẻ em học những điều mới về động vật trong sách kì ảo tốt hơn trong sách thực tế.
Những nhà nghiên cứu khác sử dụng rất nhiều phương pháp và công cụ đo lường cũng cho thấy rằng sự hiện diện của những biến cố có vẻ hư cấu tốt cho quá trình học tập của trẻ.
Ví dụ, trẻ sơ sinh dễ tiếp nhận thông tin mới khi chúng ngạc nhiên, vì nó mâu thuẫn với nhận định của chúng về thế giới hiện thực.
Chuyện gì sẽ diễn ra?
Có thể trẻ em sẽ chủ động và chú ý hơn khi chúng nhìn những sự vật thách thức những hiểu biết của chúng trong thực tế.
Sau tất cả, những biến cố trong chuyện kì ảo không phải những thứ trẻ em có thể nhìn thấy mỗi ngày. Vì thế chúng tập trung vào đó nhiều hơn, dẫn đến chúng học được nhiều hơn.
Một khả năng khác thuyết phục hơn là có thứ gì đó trong bối cảnh kì ảo đặc biệt có ích cho sự học. Theo cách nhìn nhận này, các tiểu thuyết kì ảo có thể làm gì đó chứ không chỉ đơn thuần thu hút sự chú ý của trẻ tốt hơn tiểu thuyết hiện thực.
Thay vào đó, đắm chìm trong một kịch bản mà các em cần phải nghĩ đến những sự kiện không có thật sẽ giúp trẻ em suy tưởng sâu hơn, vì trẻ không thể coi những kịch bản như thế tương tự như những nội dung trong cuộc sống thực. Chúng phải cân nhắc mọi sự kiện với con mắt trần, đặt câu hỏi cho dù câu hỏi đó phù hợp với thế giới trong truyện hay không và có phù hợp với các qui luật thực tế không.
Nhu cầu cố hữu muốn đánh giá một câu chuyện có thể khiến việc đọc truyện kì ảo đặc biệt có ích cho việc học.
Những công trình nghiên cứu của tương lai sẽ đào sâu những khả năng này, nhưng hiện tại, quan trọng là ta phải biết rằng những phát hiện này có thể có ý nghĩa sâu sắc đối với nền giáo dục.
Thậm chí khi chỉ có một điều duy nhất đúng là trẻ em học tốt hơn trong những hoàn cảnh kì thú vì nó giúp các em tập trung tốt hơn thì chúng ta cũng có thể tận dụng sự thật này để tạo ra những dụng cụ hỗ trợ học tập tốt hơn cho toàn bộ trẻ em trên thế giới.
Trạm Đọc
Theo Aeon