Bạn sẽ không có cách nào khác cả. Nếu muốn tạo ra một điều gì đó mới mẻ và khác biệt, khả năng chấp nhận rủi ro cần phải trở thành một phần trong bạn. Hãy nắm bắt lấy những rủi ro!
Chúng ta không còn xa lạ với những câu chuyện về những người đứng trước đám đông và bị “tê liệt trong sự sợ hãi”. Ngay ở trong các cuộc thi sắc đẹp chẳng hạn. Đã có người đẹp rất tự tin khi trình diễn trên sân khấu nhưng khi được Mc phỏng vấn về cảm xúc hay thậm chí chỉ là hỏi lại “Tên bạn là gì?” nhưng cũng… không trả lời được.
Khi đi học, bạn cũng không xa lạ với nhiều trường hợp ở dưới thì trả lời vanh vách nhưng khi được thầy cô gọi lên bảng thì không nhớ gì.
Đó là vì chúng ta sợ hãi. Và nỗi sợ hãi còn bị thổi phồng lên.
Có một nghiên cứu rất đáng chú ý về những người trúng xổ số và những người bị liệt vì tai nạn. Một điều gì đó kỳ lạ đã xảy ra. Niềm vui của những người trúng xổ số sớm trở về mức như những người không thắng được một xu. Ngạc nhiên không kém, niềm hạnh phúc của những nạn nhân trong vụ tai nạn đã lên trên mức trung lập, và một nghiên cứu gần đây của Đại học Harvard cho thấy các cá nhân bị liệt hai chân không hề kém hạnh phúc hơn những người trúng độc đắc theo thời gian.
Nguyên do: Đơn giản là đỉnh cao của việc trúng xổ số không được duy trì lâu. Tương tự như vậy, sự tuyệt vọng của việc trở thành một người tàn tật cùng sẽ nguôi ngoai dần.
Con người nhanh chóng thích ứng với những tình huống mới. Sự mới mẻ biến mất nhanh hơn chúng ta tưởng. Khi tưởng tượng ra việc trở thành một người trúng xổ số, chúng ta chỉ hình dung những điều kỳ diệu mà chúng ta sẽ làm sau đó. Chúng ta không lường trước được những phiền nhiễu liên tục liên quan đến những người muốn tiền của chúng ta, sự phức tạp trong việc quản lý nó, ... Không ai trong chúng ta mong bị trở thành một người liệt tứ chi, đến mức rất nhiều niềm vui có thể đến từ những điều mà trước đây chúng ta cho là đương nhiên. Khi học lại ngay cả những nhiệm vụ cơ bản nhất, chúng ta trải nghiệm sự tiến bộ. Và sự tiến bộ mang lại cảm giác rất tuyệt vời.
Các nghiên cứu cho thấy rằng khi chúng ta nhìn lại cuộc đời của mình, những sự hối tiếc phổ biến nhất không phải là những rủi ro chúng ta đã gặp, mà là việc chúng ta không gặp rủi ro nào. Mọi người hối tiếc vì việc đã không hành động nhiều gấp đôi việc đã hành động. Một số hối tiếc phổ biến nhất bao gồm việc không chăm chỉ học hành hơn, không quyết đoán hơn và không nắm bắt được cơ hội.
Ngày nay, đa số sinh viên học đại học rất nhàn. Buổi sáng đến lớp, buổi chiều đi chơi, buổi tối chơi game, buổi đêm thì ngủ. Đến kỳ thì các bạn ôn thi. Thi trượt thì thi lại…. Nếu không có hành động gì để chuẩn bị kỹ hơn cho sự nghiệp sau này thì họ sẽ vô cùng nuối tiếc vì đã lãng phí khoảng thời gian nhàn hạ quý giá giá đó.
Thành công mang tính ngẫu nhiên hơn chúng ta nghĩ. Nếu có thể đặt cược nhiều để tăng cơ hội thành công, thì bạn cũng không thể theo được các vụ đặt cược này nếu nó quá lớn. Nếu chỉ một trong số những vụ đặt cược lớn đó thất bại, bạn có thể không có cơ hội thứ hai. Thật không may, chúng ta có xu hướng tin rằng nếu có nhiều tiền hoặc nhiều nguồn lực, chúng ta có thể tăng khả năng thành công của mình. Thực tế lại không ủng hộ quan điểm như vậy.
Ví dụ như, Apple đã chi ra 500 triệu đô-la để phát triển thiết bị máy tính cầm tay, the Newton, trong cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Nó đã hoàn toàn thất bại. Trong khi đó, Palm Computing đã chi 3 triệu đô-la để phát triển PalmPilot, một sản phẩm máy tính bán chạy nhất trong thập niên 90. Nhiều tiền không tạo ra sự khác biệt.
Thế giới rất ngẫu nhiên và khó đoán, điều đó có nghĩa là gần như bất khả thi để có thể phác thảo ra chính xác bước tiến tiếp theo của bạn là gì. Nhưng bạn có thể khai thác nó – bằng việc làm và thử. Hãy chắc chắn rằng bạn không đổ dồn hết những gì mình có trước khi bạn biết nó mang lại hiệu quả.
TINA SEELIG là Giám đốc điều hành của Chương trình Stanford Technology Ventures Program, đồng thời là giáo sư tại bộ phận Khoa học Quản lý và Kỹ thuật tại Đại học Stanford. Cô yêu cầu tất cả sinh viên của mình viết một bản tóm tắt về thất bại. Có nghĩa là, thảo ra một bản tóm tắt tất cả những sai lầm lớn nhất của họ – về mặt cá nhân, nghề nghiệp và học thuật. Đối với mỗi thất bại, mỗi sinh viên cần mô tả những gì anh ấy/cô ấy học được từ trải nghiệm đó. Hãy tưởng tượng ra sự kinh ngạc mà nhiệm vụ này mang lại cho sinh viên, những người quá quen với việc thể hiện thành công của họ. Tuy nhiên, sau khi họ hoàn thành bản tóm tắt của mình, họ nhận ra rằng việc xem xét trải nghiệm thông qua lăng kính của sự thất bại buộc họ phải đối diện với sai lầm của mình và xem chúng như một nguồn dữ liệu tuyệt vời và những gì có hiệu quả và những gì không.
Sự khởi đầu của một dự án được xác định bởi sự tự do tối đa, rất ít sự hạn chế, và những mức độ thiếu chắc chắn cao. Mọi thứ đều khả thi; những lựa chọn, đường lối, ý tưởng, biến thể và mọi đường hướng đều nằm trên bàn nhưng không ai biết chính xác được kết quả cuối cùng sẽ ra sao.
Theo thời gian, những nhà sáng tạo hoặc những đội ngũ bắt đầu hành động. Công việc kinh doanh và kết quả của nó bắt đầu được hình thành.
Cuối cùng, thông qua nhiều thử nghiệm, hành động được thực hiện. Cuốn sách ra đời. Thương hiệu được thiết kế. Công ty đã được ra mắt. Sự thiếu chắc chắn nhường chỗ cho sự chắc chắn. Giờ đây, bạn đã biết chính xác hình dạng của nó, và việc bạn có khả năng kéo bật nó hay không. Sự thiếu chắc chắn như là một sự kích thích sáng tạo.
Khi đánh giá xem có nên chấp nhận rủi ro hay không, thật dễ dàng để sớm nhận ra những cạm bẫy ban đầu bạn có thể gặp phải. Việc tưởng tượng sẽ nhận ra cơ hội khó khăn hơn rất nhiều. Nhưng không nỗ lực chắc chắn sẽ khiến bạn không nhận được những lợi ích cuối cùng. Hãy mở rộng tâm trí, quan sát bức tranh lớn hơn, và biết rằng với sự quyết tâm, bạn sẽ vượt qua những trở ngại.
Cựu chủ tịch của Coca-Cola, Don Keough, rơi vào cái bẫy này khi đội ngũ quản lý người Đức của ông đưa ra một kế hoạch mở rộng sang Đông Đức sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào năm 1989. Cho rằng ngân sách quá cao, Keough đã phủ quyết đề xuất này. Thất vọng trước sự từ chối của Keough, đội ngũ quản lý dọa sẽ từ chức.
Keough cuối cùng đã cùng đội ngũ của ông đến Đông Đức và tận mặt chứng kiến. Sau chuyến đi, ông nói, "Suy nghĩ của tôi đã hoàn toàn thay đổi. Chúng tôi tập hợp mọi người lại, và tôi đã xin lỗi vì sự hẹp hòi và không khoan nhượng của mình. Hãy cùng nhau đưa ra kế hoạch và mua một vài nhà máy phía đông."
Công cuộc mở rộng của Coke vào Đông Đức không phải là không có sai sót. Tuy nhiên, cơ hội là rất lớn và quyết tâm của đội ngũ để thành công mạnh mẽ đến mức họ có khả năng vượt qua những thất bại và thất vọng. Đông Đức trở thành một thị trường phát triển nhanh chóng và mang lại nhiều lợi nhuận cho Coke.
Tiểu kết: Nắm bắt rủi ro
Hãy ý thức được rằng khi thất bại, bạn sẽ thích ứng được với tình huống mới nhanh hơn nhiều so với bạn tưởng. Trong cái rủi có cái may.
Sợ thất bại không dám hành động còn nguy hiểm hơn bạn sợ chính thất bại. Phần lớn những hối tiếc lớn nhất của con người là những cơ hội mà họ không nắm bắt lấy, chứ không phải những điều mà họ đã làm.
Cố gắng đặt cược nhỏ cho lần thử nghiệm, dự án hoặc ý tưởng đầu tiên của bạn. Nó rất khó đoán thứ gì sẽ thành công, và điều này sẽ hạn chế rủi ro bạn gặp phải.
Khai thác những "sai lầm" của bạn để có những dữ liệu giá trị về những gì mang lại hiệu quả và những gì không. Miễn là bạn học được từ quá trình, đó sẽ không phải là một sai lầm.
Đừng sợ sống trong cái bóng của những câu hỏi lớn. Sự thiếu chắc chắn và mơ hồ là một phần tất yếu của rủi ro và quá trình sáng tạo.
Tận dụng quyền lực của bạn để biến bất kỳ rủi ro nào thành thành công. Gần như bất kỳ tình huống nào cũng có thể được xoay chuyển bằng sự kiên trì và khéo léo.
Hãy tưởng tượng ai đó đang ngồi ở bàn của bạn. Từ xa, người này rất giống bạn: từ dáng người, khuôn mặt và đường nét. Thế nhưng khi tiến lại gần hơn, bạn bắt đầu thấy sự khác biệt giữa bạn và người này. Họ có vẻ ăn uống tốt hơn và tập thể dục thường xuyên hơn. Dáng điệu của họ có vẻ khoan thai hơn, quần áo của họ có vẻ chỉn chu hơn. Người này chính là bạn – nhưng là một phiên bản tốt hơn.
Bạn và phiên bản tốt hơn đó giống nhau: thành công giống nhau, sai sót giống nhau, không hoàn hảo như nhau…
Khác nhau:
Phiên bản tốt hơn phản ứng nhanh hơn 1 chút, mạnh mẽ hơn 1 chút, thể hiện cá tính thường xuyên hơn, bắt đầu công việc sớm hơn 1 chút… Tất cả chỉ là 1 chút.
Bạn – phiên bản tốt hơn không phải là thực thể cố định hay duy nhất. Bạn – phiên bản tốt hơn thay đổi tùy thời điểm, được sinh ra và tiêu diệt dựa trên mỗi hành động bạn làm. Mỗi hành động tạo ra một tập mới các khả năng. Bạn – phiên bản tốt hơn là một món quà năng động thay thế, chứ không phải cố định hay tĩnh tại.
Có những khoảnh khắc hiếm hoi của sự liên kết, khoảnh khắc khi bạn đoàn tụ phiên bản tốt hơn, khi bạn hòa hợp với phiên bản mới. Họ đang ngồi tại bàn làm việc, viết và phác thảo, và bạn cũng vậy. Phiên bản Bạn tốt hơn đang chiếm cùng một không gian vật lý và không gian tinh thần tương tự. Bạn hoàn toàn tham gia vào các công việc trước cả bạn. Và khi bạn đang làm công việc bạn nên làm, những công việc mà phiên bản Bạn tốt hơn đang làm, bạn trở nên tốt hơn, bạn đã đến được đó.
Niềm vui của sự gắn kết khiến gắn kết trở nên thường xuyên hơn, và khi gắn kết trở nên thường xuyên hơn, một điều gì đó thú vị sẽ xảy ra: Bạn bắt đầu thấy một người khác, một Bạn tốt hơn.
Chúc bạn đủ sáng suốt để nhận ra sự khác nhau đơn giản giữa hai phiên bản và đủ quyết tâm để đưa bản thân của hiện tại trở thành phiên bản Bạn – tốt hơn!
Trạm đọc | Nguồn ảnh sưu tầm