Nói một cách đơn giản, những cơ hội sẽ đi qua mọi người. Nếu muốn một công việc, những gì bạn cần là người sẽ thuê bạn. Nếu muốn có vốn để khởi nghiệp, những gì bạn cần là một nhà đầu tư. Nếu muốn bán sản phẩm, khách hàng là những gì bạn cần. Tại mỗi giai đoạn trong sự nghiệp, dù cho đang tìm kiếm bất cứ mức độ cơ hội hoặc phát triển nào, chúng ta đều phụ thuộc vào những mối quan hệ để thúc đẩy bản thân tiến về phía trước.
Doanh nhân thường hay bảo nhau là “Đừng bao giờ đi ăn một mình”. Tôi thì nghĩ không chỉ đi ăn mà đi đâu cũng không nên đi một mình.
"Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình.
Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác."
— Ngạn ngữ châu Phi
Xây dựng những mối quan hệ đầy nhiệt huyết
— Michael Bungay Stanier
Tìm những người đồng hành – những đồng nghiệp đáng tin cậy và những cộng sự mà bạn có thể đề nghị giúp đỡ, những người sẽ nói với bạn sự thật luôn khiến bạn có trách nhiệm.
Tuy nhiên, tìm bạn đồng hành đương nhiên cũng sẽ có những trở ngại. Người mà bạn vừa tuyển dụng không hề nhanh nhẹn/ nhiều kinh nghiệm như bạn tưởng. Sếp mới của bạn hé lộ tính cách ám ảnh/mưu mô/không hoàn mỹ của anh/cô ấy. Đây thực sự không phải là vấn đề. Đó chỉ là cuộc sống. Thành công dành cho bạn nằm ở việc quản lý những thứ này khi chúng diễn ra.
Như nói ở trên, bạn sẽ có những trở ngại khi tìm bạn đồng hành.
Tuy nhiên, "Mọi điều khiến chúng ta bực tức về người khác có thể giúp chúng ta hiểu về bản thân mình hơn." — Carl Jung.
Cơ hội tốt nhất để bạn phục hồi trở lại, phân loại nó và khiến mọi thứ trở nên tuyệt vời lần nữa nằm ở việc thực hành thỏa thuận xã hội.
Trọng tâm của thỏa thuận xã hội là dành thời gian để nói về cách làm – mối quan hệ và cách chúng ta sẽ làm việc cùng nhau – hơn là trở nên bị dụ dỗ bởi cái gì, sự phấn khích và khẩn cấp về nội dung, cái gì cần được phân loại và giải quyết.
Người ta bảo có đi có lại, có cho có nhận như để nói đến một sự hợp lý, sòng phẳng. Mọi người có quan niệm rằng họ luôn phải hỏi, "Tôi có thể giúp gì cho anh?" để chứng tỏ việc "có đi có lại" khi họ nhờ giúp đỡ hoặc kết nối. Nhưng bạn muốn làm điều đó một cách chân thực. Hãy đặt câu hỏi bằng cách lồng nó vào trong cuộc nói chuyện hơn là thứ thêm vào để kết thúc câu chuyện. Giống như, "Ồ, anh cho tôi cái này, vì vậy, tôi hỏi anh xem anh cần giúp gì." Thật tuyệt vời khi có thể lái sự trao đổi xa khỏi việc nợ nần và nghĩa vụ đồng thời hướng đến tinh thần bao dung rộng lượng hơn. Mối quan hệ của bạn sẽ ổn hơn rất nhiều.
Việc làm này mang lại một vài lợi ích: về cấp độ cá nhân, bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi tự làm công việc, nó sẽ giúp bạn hiểu thêm về những thách thức mà đội ngũ của bạn phải đối mặt, và bởi hầu hết những cá nhân sáng tạo đều đưa ra đánh giá dựa trên tài năng và thành tích, nên bạn sẽ duy trì được sự tôn trọng từ đội ngũ của bạn.
Nếu bạn làm việc trong một cơ quan hay đang là một người làm công việc tự do, hoặc một nghệ sĩ solo, sản phẩm sáng tạo của bạn phụ thuộc vào mọi tuýp người – khách hàng, nhà thầu, nhà cung cấp, đối tác, cố vấn, trợ lý và những cộng sự trong ngành.
Vì vậy, hãy mài giũa các kỹ năng giao tiếp của bạn cũng như nghề nghiệp của bạn vậy. Hãy học viết một e-mail rõ ràng và hấp dẫn; cung cấp những bài thuyết trình đầy sức thuyết phục; chủ trì một cuộc họp hiệu quả; khiến các cuộc trò chuyện "khó nhằn" trở nên dễ dàng hơn. Đầu tư thời gian vào kết nối và xây dựng các mối quan hệ cộng sự mạnh mẽ. Khi một ai đó trong đội của bạn cần sự trợ giúp, hãy giúp đỡ họ – gieo nhân nào gặt quả ấy.
Xây dựng trên thành quả của người khác: Khi một ai đó đưa ra một ý tưởng mới, bạn sẽ chấp nhận nó và tìm cách phát triển nó hay sẽ chỉ trích và phá tan nó? Khi tham gia vào một dự án mà những người khác đã bắt đầu, bạn có tìm cách xây dựng nó dựa trên nền tảng của họ, hay bắt đầu lại từ đầu?
Ngay từ bây giờ, hãy nỗ lực xây dựng hơn là phá vỡ mọi thứ. Hãy bắt đầu bằng việc hỏi "Những gì đang được làm rồi? Chúng ta có thể tiếp tục xây dựng trên nó ra sao?" Hãy kiếm tìm những cơ hội để khen ngợi (một cách chân thành). Hãy nói "Đúng vậy, và" thay vì "Đúng, nhưng" – và động viên những người khác làm điều tương tự.
Công việc phải được đặt trên cái tôi: Địa vị, uy tín, những giải thưởng và phần thưởng đều rất tuyệt vời. Danh tiếng trong nghề cũng rất quan trọng và cần thời gian cũng như không gian để bảo vệ nó. Nhưng đến khi bắt đầu công việc, hãy loại bỏ tất cả những điều đó khỏi đầu bạn và tập trung vào nhiệm vụ chính.
Đừng quá tự kiêu mà không lắng nghe người khác. Hãy hỏi thật nhiều câu hỏi và chú ý đến các câu trả lời, không phải vì sự lịch sự mà vì sự tôn trọng dành cho chuyên môn của họ và những kiến thức mà bạn có được khi làm việc cùng nhau nhiều hơn là khi làm việc một mình. Hãy trao cho họ lòng tin và sự khen ngợi về những đóng góp của họ.
Tiểu kết: Trau dồi những mối quan hệ
Tìm những người đồng hành – những đồng nghiệp đáng tin cậy và những cộng sự mà bạn có thể đề nghị giúp đỡ, những người sẽ nói với bạn sự thật luôn khiến bạn có trách nhiệm.
Làm rõ những gì có khả năng đi sai hướng trong một mối quan hệ sáng tạo phía trước. Sau đó, khi tranh cãi xuất hiện, bạn hãy tạo ra một không gian thoải mái để nói về nó.
Tập trung vào cách bạn có thể giúp những người khác, những kết nối dài lâu sẽ xuất hiện. Tinh thần thực sự của mạng lưới phải là sự rộng lượng, không phải sự bắt buộc.
Việc đưa ra đề nghị luôn đi trước kết nối, và nếu bạn làm thường xuyên, mạng lưới của bạn sẽ phát triển mạnh mẽ. Hãy biến việc tiếp cận những người mà bạn ngưỡng mộ thành một thói quen hàng tuần.
Hãy lắp ghép những đội ngũ sáng tạo mà trong đó bao gồm cả những thành viên cũ lẫn những người mới. Sự đa dạng hóa (vừa đủ) sẽ làm tăng tiềm năng sáng tạo của bạn.
Xây dựng dựa trên – và cải thiện bằng – các ý tưởng và kỹ năng của người khác. Nếu bạn để mọi người tỏa sáng trong lĩnh vực mà họ có kinh nghiệm, các dự án của bạn sẽ phát triển rất nhanh.
Trạm đọc | Nguồn ảnh sưu tầm