Tọa đàm & Ra mắt sách “LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ (1615-1919)”
Tọa đàm & Ra mắt sách “LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ (1615-1919)”
Sự kiện phù hợp với các cá nhân quan tâm đến ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử Việt Nam, và các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên đang theo đuổi các ngành học liên quan
Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ
(0 lượt)
Nằm trong tủ sách “Hiểu Việt Nam qua các tư liệu Pháp ngữ” của Omega Plus, "Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919)" của tác giả TS Phạm Thị Kiều Ly là cuốn sách đi sâu vào các khía cạnh lịch sử, ngôn ngữ, để kể cho độc giả nghe câu chuyện về hành trình sáng tạo, phát triển và tác động văn hóa của chữ quốc ngữ trong suốt hơn ba thế kỷ. Song song với đó, tác giả cũng ra mắt đồng thời tác phẩm “100 câu hỏi về lịch sử chữ quốc ngữ” như một cách tiếp cận khác về chữ quốc ngữ dưới dạng hỏi đáp.

Nhân dịp ra mắt hai tác phẩm, Omega Plus tổ chức buổi Tọa đàm, nhằm giới thiệu tới các độc giả thêm về thành tựu nghiên cứu đầy đủ nhất từ trước cho đến nay về lịch sử chữ quốc ngữ, mà qua đó, một giai đoạn quan trọng trong lịch sử văn hóa - ngôn ngữ Việt Nam cũng được hiện lên rõ nét. Buổi Tọa đàm có thông tin chi tiết như sau:

Tọa đàm & Ra mắt sách “LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ (1615-1919)”

Thời gian: 9h - 11h30 ngày 20/07/2024 (Thứ 7)

Địa điểm: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Số 5 Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Chương trình với sự góp mặt của:

- Diễn giả:

  • TS Phạm Thị Kiều Ly - Giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Tác giả hai cuốn sách.
  • PGS TS  Nguyễn Tuấn Cường - Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

- Người điều phối: 

  • PGS TS Trần Trọng Dương - Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam, Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Với sự dẫn dắt và chia sẻ của các diễn giả và người điều phối là những nhà nghiên cứu tâm huyết trong lĩnh vực ngôn ngữ và lịch sử ngôn ngữ Việt Nam, chắc chắn các độc giả không chỉ hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ mà còn có thêm những góc nhìn mới về loại chữ viết mà chúng ta đang dùng hằng ngày này.

Sự kiện phù hợp với các cá nhân quan tâm đến ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử Việt Nam, và các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên đang theo đuổi các ngành học liên quan

Tags: