THƯ VIỆN CỦA CÁC VĨ NHÂN (P2): Thư viện của Abraham Lincoln
THƯ VIỆN CỦA CÁC VĨ NHÂN (P2): Thư viện của Abraham Lincoln
Trong khi nhiều tổng thống Mỹ xuất thân từ những gia đình danh giá, có học thức, thì một trong những tổng thống nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ - Abraham Lincoln - lại không như vậy.

Chào mừng bạn quay trở lại với loạt bài về thư viện của những vĩ nhân. Những con người lỗi lạc trong lịch sử thường là những người ham đọc sách và triết lý riêng của họ là sự chắt lọc tất cả những tác phẩm vĩ đại mà họ đã thu nạp vào tâm trí mình. 

Trong khi nhiều tổng thống Mỹ xuất thân từ những gia đình danh giá, có học thức, thì một trong những tổng thống nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ - Abraham Lincoln - lại không như vậy. 

Lớn lên ở vùng hẻo lánh Kentucky và sau đó là Indiana, Lincoln hiếm khi được hưởng đặc quyền được đi học toàn thời gian. Nói theo cách riêng của ông, trình độ học vấn chính thức của ông là “từng chút một”, “còn không đủ một năm” và hoàn toàn “khiếm khuyết”. 

Chưa hết, Honest Abe (tên hiệu của Abraham Lincoln) đã vươn lên trong xã hội để trở thành chủ cửa hàng, luật sư và tất nhiên là Tổng thống Hoa Kỳ. Làm thế nào mà ông có thể đạt được những điều đó mà không cần nhiều đến nền giáo dục chính quy?

Ông đã tự học, và trở thành một tấm gương về tự học hoàn hảo.

Từ những cuốn sách truyền thống dành cho học sinh như “New and Complete System of Arithmetic” (Hệ thống số học mới và hoàn chỉnh) của Nicholas Pike, “New Guide to the English Tongue” (Hướng dẫn mới về tiếng Anh) của Thomas Dilworth, đến những tác phẩm kinh điển mà chúng ta biết ngày nay như “Tự truyện Benjamin Franklin”, “Robinson Crusoe”... Cậu bé Lincoln đọc bất cứ thứ gì mình có được. Cậu mượn sách từ tất cả hàng xóm của mình, cho đến khi có thể thành thật nói với một người bạn rằng “mình đã đọc qua mọi cuốn sách từng nghe đến trong bán kính 50 dặm”. 

Lincoln sẽ chép lại những câu trích dẫn và đoạn văn yêu thích trong các tác phẩm mà ông đã đọc thành một cuốn sách, nhưng ông cũng ghi nhớ rất nhiều tài liệu. Kho tàng những mẩu tin văn học và lịch sử này sẽ có ích trong suốt cuộc đời ông và gây ấn tượng với những người ông gặp; ông có thể đọc thuộc lòng một bài thơ dài theo ý muốn, dường như thuộc lòng toàn bộ Kinh thánh và luôn có sẵn câu chuyện hoặc phép loại suy phù hợp để minh họa và giải thích các lập luận của mình.

Quá trình tự học diễn ra vào những khoảng thời gian rảnh và sau khi ông đã hoàn thành những công việc, trách nhiệm hàng ngày. Lincoln sẽ đọc cho đến khi những tia nắng cuối cùng tắt đi trong mùa hè, và khi than hồng trong lò sưởi lụi tàn hẳn trong mùa đông. Ông đặt một cuốn sách ngay cạnh nơi mình ngủ để có thể tiếp tục đọc ngay khi ánh bình ló dạng. Ban ngày, Lincoln thường  mang theo một cuốn sách để có thể đọc bất cứ lúc nào. 

Khi còn bé, sở thích của ông là đọc, viết nguệch ngoạc, viết, mã hóa, viết thơ, v.v hơn là những công việc chân tay. Điều này khiến một số thành viên trong gia đình cảm thấy ông lười biếng. Nhưng khi bước vào tuổi thiếu niên, ông quyết tâm phải hoàn thành công việc nhà xong thì mới đọc sách hay học tập. Vì vậy, người ta thường thấy ông mang theo cả sách và cả rìu, bằng cách này, ông đã mài giũa cả thể chất và tinh thần khi trưởng thành. 

Khi 23 tuổi, Lincoln và một cộng sự điều hành một cửa hàng tổng hợp nhỏ ở New Salem, Illinois. Công việc này cho phép chàng trai trẻ Abe có rất nhiều thời gian để đọc sách. Dưới bóng cây ngay bên ngoài lối vào cửa hàng, ông đọc báo, nghiên cứu các văn bản khoa học và triết học, đồng thời nảy sinh tình yêu với Shakespeare và thơ của Robert Burns. Ông cũng đã đọc ấn bản hoàn chỉnh của cuốn “Commentaries on the Laws of England” (Bình luận về luật pháp nước Anh) của Blackstone. Những văn bản pháp lý này khiến Lincoln tò mò; sau này khi nhớ lại, ông nói: “Càng đọc, tôi càng trở nên hứng thú hơn. Chưa bao giờ trong đời tâm trí tôi lại thấm nhuần đến thế. Tôi đọc chúng một cách ngấu nghiến.” 

Việc học của Lincoln đã thúc đẩy ông bước vào đời sống xã hội và trở thành luật sư - một nghề mà ông thành thạo bằng phương pháp tự học.

Khi Lincoln lớn lên và trở thành một chính trị gia, thời gian đọc sách của ông có phần eo hẹp nhưng ông vẫn tiếp tục đọc. Nhưng nếu cuốn sách nào không có nhiều thông tin hoặc ông thấy chúng không thú vị thì ông sẽ không ngần ngại mà gạt chúng sang một bên. Ông thích đọc thể loại phi hư cấu và từng nói với một người bạn rằng: “Nói thì có vẻ hơi lạ, nhưng tôi chưa bao giờ đọc hết một cuốn tiểu thuyết trong đời mình.” Nhưng ngay cả những tác phẩm lịch sử và khoa học đôi khi cũng khiến ông chán nản, và ông thích báo chí, truyện ngắn và văn xuôi hài hước nhất.

Mặc dù không phải cuốn sách nào cũng thu hút được Lincoln, nhưng niềm đam mê thơ ca của ông là suốt đời. Milton Hay - luật sư đồng nghiệp của Lincoln nhớ lại, “Các nhà thơ chắc chắn đã có ảnh hưởng đến phong cách của Lincoln và có lẽ cả tâm trí ông nữa”.

Bàn về niềm yêu thích thơ ca của Lincoln, học giả Douglas Wilson viết rằng: “Một trong những điều thực sự đáng chú ý về Lincoln trên cương vị tổng thống là niềm yêu thích văn học của ông. Có lẽ không có vị tổng thống nào khi còn đương chức  đọc thơ tiếng Anh với tần suất như Lincoln đã làm. Ông thường kể lại những tác phẩm cũ mà ông thích, như “O Why Should the Spirit of Mortal Be Proud?”, hay “Chiếc lá cuối cùng” của Holmes. Nỗi u sầu và cái chết trong những tác phẩm này phù hợp với hoàn cảnh của Nội chiến. Và để khơi dậy khía cạnh nhẹ nhàng hơn, ông cũng đọc thơ của Thomas Hood hay những vở kịch của Shakespeare.

Shakespeare và Burns vẫn là những tác giả được Lincoln yêu thích. Trợ lý John Hay kể lại rằng Abe “đọc Shakespeare nhiều hơn tất cả các nhà văn khác cộng lại” và người ta nói rằng Lincoln có thể ngồi hàng giờ liền đọc thơ của Burns. Các học giả David Harkness và R. Gerald McMurty thừa nhận lý do Lincoln thích nhà thơ Scotland này: “Sinh ra trong nghèo khó và vô danh, vươn lên đỉnh cao danh vọng và nổi tiếng qua nhiều năm dài làm việc chăm chỉ, cuộc sống của họ tương đồng một cách thú vị. Abe Lincoln đã tìm thấy ở Bobby Burns sự đồng cảm, trái tim tràn ngập những khao khát, thất vọng và cả những nỗi buồn sâu thẳm nhất.” 

Có lẽ Lincoln đã tìm đến thơ ca, với những ngôn từ nhịp nhàng, sôi động và đôi khi đầy ám ảnh, để đối phó và hiểu được tâm trạng u sầu của mình. Thay vì đắm chìm trong những câu chuyện phiêu lưu (như Teddy Roosevelt thường làm), có vẻ như Abe cần cảm nhận những gì mình đang đọc, đặc biệt là khi ông già đi.

 

Danh sách những cuốn sách mà Abraham Lincoln đã đọc, yêu thích và học hỏi. 

 

1/ Truyện ngụ ngôn Aesop

2/ Nghìn lẻ một đêm

3/ “Slavery, Discussed in Original Essays” (Chế độ nô lệ, được thảo luận trong các bài luận gốc) của Leonard Bacon

4/ “History of the U.S.” (Lịch sử nước Mỹ) của George Bancroft

5/ Những bài xã luận của Henry Ward Beecher

6/ Kinh Thánh

7/ “Commentaries on the Law” (Luận về luật pháp) của William Blackstone

8/ “The Pilgrim’s Progress” (Tiến trình người hành hương) của John Bunyan

9/ Thơ của Robert Burns, Lord Byron, Oliver Wendell Holmes, Thomas Hood, William Knox, Henry Wadsworth Longfellow

10/ “Don Juan” (Nhật ký lạc lối của Don Juan) của Lord Byron

11/ “Elements of Character” (Các thành tố tính cách) của Mary Chandler

12/ Những bài phát biểu của Henry Clay

13/ “Robinson Crusoe” của Robinson Crusoe

14/ “A New Guide to the English Tongue” (Hướng dẫn mới về tiếng Anh) của Thomas Dilworth

15/ “Journals and Debates of the Federal Constitution” (Các bài báo và tranh luận về Hiến pháp Liên bang) của Jonathan Elliot

16/ Hình học của Euclid

17/ “Sociology for the South” (Xã hội học miền Nam) của George Fitzhugh

18/ “History of Illinois” (Lịch sử Illinois) của Thomas Ford

19/ “Autobiography of Benjamin Franklin” (Tự truyện Benjamin Franklin)

20/ “Decline and Fall of the Roman Empire” (Sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã) của Edward Gibbon

21/ “The Theory and Practice of Surveying” (Khảo sát: Lý luận và thực hành) của Robert GibsonRobert Gibson

22/ “Fanny, With Other Poems” (Fanny, với những bài thơ khác) của Fitz-Greene Halleck

23/ “Mormonism” (Đạo Mormon) của John Hyde

24/ Truyện cười Joe Miller

25/ “Commentaries on American Law” (Luận về luật pháp Mỹ) của James Kent

26/ Những tác phẩm hoàn chỉnh của Edgar Allen Poe, William Shakespeare

27/ “Lives” của Plutarch

28/ “Ancient History” (Lịch sử cổ đại) của Charles Rollins

29/ “An Authentic Narrative of the Loss of the American Brig Commerce” (Một câu chuyện xác thực về sự mất mát của thương mại hàng hải Mỹ) của James Riley

30/ “Lessons in Elocution” (Bài học về diễn thuyết) của William Scott

31/ “The Life of George Washington” (Cuộc đời của George Washington) của Mason L. Weems

32/ “On Liberty” (Bàn về tự do) của John Stuart Mill

33/ “Analogy of Religion” (Tính tương đồng của đông giáo) của Joseph Butler

- Theo: Art of Manliness

Tags: