Nhà tâm lý học Dan McAdams của trường đại học Northwestern là một chuyên gia trong lĩnh vực mà theo ông gọi đó là “tự truyện”. McAdams miêu tả tự sự như câu chuyện chủ quan bạn kể về đời mình. Giống như những câu chuyện thần thoại, cuốn tự truyện của bạn cũng có anh hùng và kẻ xấu, những người giúp đỡ bạn hay hãm hại bạn, có cả những tình tiết chính tạo ra nút thắt, rồi khiến bạn trải qua hết những thách thức và khổ đau. Khi chúng ta muốn người khác thấu hiểu mình, chúng ta chia sẻ một phần nào đó hoặc toàn bộ câu chuyện của mình với họ; và khi ta muốn hiểu một ai khác, ta lại hỏi họ về câu chuyện cuộc đời của chính họ.
Một câu chuyện cuộc đời cá nhân không phải là lịch sử toàn vẹn của tất cả mọi điều đã xảy ra. Mà thay vào đó, chúng ta tạo ra cái mà McAdams gọi là “cách lựa chọn câu từ”. Câu chuyện của mỗi chúng ta có xu hướng tập trung vào những sự kiện nổi bật nhất, cả tốt và xấu, bởi đó là những trải nghiệm chúng ta cần thấu hiểu và định hình nên con người ta. Nhưng cách diễn đạt của mỗi người có thể khác nhau. Ví dụ, đối với một người, ký ức tuổi thơ như việc học bơi bằng cách bị cha mẹ ném xuống nước có thể giải thích phần nào tính cách cương quyết, chấp nhận rủi ro của anh ta như ngày nay. Hay với người khác, ký ức đó lại khiến anh ta ghét thuyền bè và không tin tưởng vào chính quyền. Hoặc với người khác thì anh ta loại bỏ hẳn ký ức đó ra khỏi câu chuyện của mình và coi như nó chẳng có gì quan trọng cả.
McAdams đã nghiên cứu về lĩnh vực tự truyện này hơn 30 năm. Trong các buổi phỏng vấn, ông cũng yêu cầu mọi người chia cuộc đời họ ra thành nhiều chương và kể lạ chi tiết những cảnh quan trọng, ví dụ như cảnh cao trào, cảnh u tối, các bước ngoặt và những ký ức đầu tiên. Ông khuyến khích những người tham gia suy nghĩ về niềm tin và giá trị cốt lõi của họ. Cuối cùng, ông yêu cầu tự họ nhìn nhận lại những cảnh trung tâm trong cuộc đời mình.
Ông đã phát hiện ra một vài hình mẫu thú vị về cách làm thế nào con người sống cuộc đời có ý nghĩa thông qua những trải nghiệm của họ. Những người có xu hướng đóng góp cho cộng đồng và các thế hệ tương lai sẽ thường kể những câu chuyện cứu rỗi đời mình, hoặc cách họ thay đổi từ xấu xa sang tốt đẹp. Có một người đàn ông lớn lên trong nghèo đói đã kể với McAdams rằng chính những thời điểm khó khăn ấy đã khiến gia đình ông xích lại gần nhau hơn. Hay một người phụ nữ kể về việc chăm sóc một người bạn thân sắp lìa đời là một trải nghiệm khó khăn nhưng lại khiến bà quay trở lại một cách đầy tâm huyết với nghề y tá mà bà đã nghỉ việc từ lâu. Những người này đánh giá cuộc đời họ ý nghĩa hơn những người có ít sự kiện thay đổi họ.
Trái ngược với loại câu chuyện trên là “câu chuyện vẩn đục”, khi con người diễn giải cuộc đời mình từ tốt sang xấu. Một người phụ nữ kể với McAdams câu chuyện về đứa con sơ sinh của cô và kết thúc câu chuyện bằng cái chết của bố đứa bé, người bị sát hại ba năm sau đó. Niềm hạnh phúc về đứa con rốt cục lại bị phá vỡ bởi tấn thảm kịch. Những người hay kể loại câu chuyện này, theo như McAdams thấy, thường khá ít con cháu, hoặc ít đóng góp vào cộng đồng chung. Họ có xu hướng lo lắng, trầm cảm nhiều hơn và cảm thấy cuộc đời mình lạc lối so với những người kể câu chuyện truyền cảm hứng.
Kiểu câu chuyện tích cực và tiêu cực này chỉ là hai loại câu chuyện chúng ta xoay quanh nhiều nhất. McAdams phát hiện ra đằng sau câu chuyện truyền cảm hứng, những người tin cuộc sống họ thực sự có ý nghĩa sẽ kể những mẩu chuyện được định hình rõ ràng bởi sự trưởng thành, giao thiệp và thực lực. Những mẩu chuyện này cho phép mỗi cá nhân thêu dệt nên một cá tính tích cực:
họ kiểm soát cuộc đời mình, yêu đương, trưởng thành, và mỗi khi gặp trở ngại họ đều đáp trả lại hết bằng thành công.
Một trong những nhân tố đóng góp tuyệt nhất cho các nghiên cứu tâm lý học và các liệu pháp tâm lý chính là ý tưởng chúng ta có thể chỉnh sửa, duyệt lại và diễn giải câu chuyện về đời mình kể cả khi ta bị sự thật ràng buộc. Công việc của một nhà trị liệu tâm lý là làm việc với các bệnh nhân để họ viết lại câu chuyện của họ theo hướng tích cực hơn. Thông qua việc chỉnh sửa và diễn giải lại câu chuyện của chính mình, bênh nhân có thể nhận ra rằng chính anh ta đang kiểm soát đời anh, và rằng vẫn có những điều ý nghĩa xuất hiện đâu đó trong những năm tháng đau khổ. Theo như đánh giá của các tài liệu khoa học thì phương pháp này có tác dụng như loại thuốc chống suy nhược hoặc liệu pháp hành vi nhận thức.
Kể cả một chỉnh sửa nhỏ trong câu chuyện cũng có thể tác động lớn trong cuộc đời mỗi chúng ta. Đó là những gì mà Adam Grant và Jane Dutton đã phát hiện trong một bài báo đăng năm 2012. Hai nhà nghiên cứu đã yêu cầu các trung tâm kêu gọi gây quỹ bằng cách gọi điện của một trường đại học giữ lại một lịch trình trong bốn ngày liên tiếp. Đối với những người gây quỹ, nếu họ coi mình là người tiếp nhận, hai nhà nghiên cứu yêu cầu họ viết về lần cuối một người đồng nghiệp làm một điều gì đó bày tỏ lòng biết ơn. Còn nếu họ coi mình là người đang ủng hộ cho quỹ, họ được yêu cầu viết về một lần họ đóng góp cho những người khác trong công việc.
Mục tiêu của hai nhà nghiên cứu là để xem loại câu chuyện nào sẽ khiến con người ta hào phóng hơn. Họ giám sát lịch sử các cuộc gọi đến của trung tâm gây quỹ. Nếu những người làm ở phòng gây quỹ được trả tiền theo số giờ cố định để gọi cho hội cựu sinh viên và kêu gọi đóng góp từ thiện, thì số lượng cuộc gọi trong ca làm việc của họ sẽ có hiệu quả hơn.
Sau khi Grant và Dutton phân tích các câu chuyện, họ phát hiện ra những người gây quỹ kể một câu chuyện về chính họ như một người nhận được đồ từ thiện thì cuối cùng lại gọi nhiều hơn 30% số cuộc gọi hơn trước cho các hội đoàn sau thí nghiệm trên Còn những người coi mình chỉ là người tiếp nhận quỹ thì chẳng có sự thay đổi nào so với trước đây.
Nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng một câu chuyện tạo ra ý nghĩa sẽ không chỉ là một câu chuyện được thêu dệt nên. Việc tự coi mình là những người đang đóng góp cho cộng đồng dẫn đến những hành động có ý nghĩa thiết thực hơn. Kể cả những người gây quỹ biết rõ việc kể chuyện chỉ là một phần của thí nghiệm, họ cuối cùng vẫn “sống lại” những mảnh chuyện đó. Bằng cách sắp xếp lại một cách khéo léo câu từ trong câu chuyện của mình, con người có thể thích ứng với tính cách tích cực khiến họ sống có ý nghĩa hơn.
Trạm Đọc