Sự ưu ái của não bộ con người cho những biến cố tiêu cực
Sự ưu ái của não bộ con người cho những biến cố tiêu cực
Nghiên cứu về tâm lý sợ mất mát và những biến cố tiêu cực trong cuốn sách “Tư duy nhanh và chậm”của nhà tâm lý học từng đoạt giải Nobel Kinh tế - Daniel Kahneman để hiểu rõ hơn về hiện trạng tâm lý trên và tìm hiểu tâm lý sợ sự mất mát trong luật pháp có ảnh hưởng như thế nào.
Tư Duy Nhanh và Chậm (Tái bản 2022)
(1679 lượt)

Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện tại, không khó để bắt gặp những tin tức có nội dung tiêu cực trên các trang mạng xã hội, thậm chí có rất nhiều tin tức về những vụ thảm sát, vụ việc kinh hoàng được lan truyền rộng rãi. Tại sao những tin tiêu cực lại “ăn khách” đến vậy? Tại sao chúng ta thường có xu hướng tiếp nhận và ghi nhớ những tin tức đó một cách dễ dàng? Đó là một phần ảnh hưởng của “tâm lý sợ sự mất mát”, cụ thể một góc trong tâm sinh lý là sự tiêu cực và né tránh lấn át sự lạc quan và tiếp cận 

Quá trình tiếp nhận những thông tin tiêu cực được quyết định nhiều nhất bởi não bộ của bạn. Ví dụ như khi bạn nhìn vào một đôi mắt nào đó, não bộ của bạn sẽ tiến hành chụp lại như một bức ảnh, mỗi bức ảnh đó được chiếu trong khoảng nhỏ hơn 2/100 giây và hoàn toàn có thể bị che mất bởi các yếu tố “gây nhiễu hình” ngay lập tức. Việc bạn nhận ra đôi mắt đó đang thể hiện sự vui vẻ, buồn chán hay sợ hãi dựa vào quá trình phân tích của bộ não. Nếu trong ánh mắt đó có dấu hiệu của một phản ứng căng thẳng, một phần não bộ sẽ nhận ra tức thì. Một phần trong não bộ đó chính là “hạch hạnh nhân” - thể amygdaloid, có vai trò là “trung khu cảnh báo của bộ não”. Sau khi được phát hiện, thông tin căng thẳng đó sẽ được chuyển qua một rãnh thần kinh cực nhạy, truyền đến phân khu chuyên sản sinh ra cảm xúc của con người. Chu trình như vậy cho thấy những thông tin về khuôn mặt giận dữ được xử lý nhanh hơn. Thực tế cũng cho thấy một khuôn mặt giận dữ có thể nổi bật hơn giữa các khuôn mặt vui vẻ. Điều đó càng chứng tỏ cơ chế não bộ của con người được thiết kế ưu tiên chứa các tin tức xấu hơn.

Điều tương tự không chỉ diễn biến trong não bộ của loài người mà còn có xảy ra với các loài động vật, nhất là với những loài tiến hoá cao gần với loài người. Chỉ cần một vài phần trăm của giây cũng đủ để chúng phát hiện ra kẻ săn mồi, điều này giúp động vật sống sót và duy trì nòi giống. Những vận động đó là cơ chế nghĩ nhanh, tự động của não bộ, thường xuyên được sử dụng và có cảm tính. Trong khi một quá trình tương tự để nhận diện những tin tức tốt chưa bao giờ được phát hiện ra. 

Không những thế, não bộ con người còn phản ứng nhanh chóng ngay cả trước những hiểm hoạ mang tính biểu trưng, những từ ngữ “chiến tranh”, “tội ác” sẽ thu hút và lôi cuốn nhanh hơn những từ ngữ “hoà bình” hay “tình yêu”. Đôi khi không hề có một hiểm hoạ hay dấu hiệu căng thẳng nào ở đây nhưng não bộ vẫn sẽ phản ứng mạnh mẽ vì đã được hình thành một cơ chế in sâu vào trong tiềm thức. Một nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu về cảm xúc tiêu cực tên là Paul Rozin đã quan sát thấy chỉ cần một con gián cũng đủ để phá huỷ hoàn toàn sức hấp dẫn của một bát chứa đầy quả anh đào, nhưng một quả anh đào sẽ chẳng thấm thía gì giữa một bát đầy những con gián. Ông cho rằng ấn tượng tiêu cực phủ bóng lên ấn tượng tích cực theo nhiều cách khác nhau, tâm lý sợ sự mất mát chỉ là một trong rất nhiều biểu hiện của việc trạng thái tiêu cực đang chiếm lĩnh não bộ mà thôi. Chưa kể đến một vài sự phân biệt tốt - xấu còn được “lập trình” sẵn trong cơ chế não bộ con người. Điển hình như việc trẻ sơ sinh vừa chào đời đã phân biệt được sự đau đớn là điều xấu và sự yêu thương, vỗ về của người mẹ là điều tốt. Tuy nhiên, ranh giới tốt - xấu và quá trình suy nghĩ tiêu cực “nuốt chửng” những suy nghĩ tích cực còn dựa vào nhiều tình huống khác nhau, có thể thay đổi theo thời gian hoặc tùy từng hoàn cảnh. 

Nghiên cứu về tâm lý sợ mất mát và những biến cố tiêu cực trong cuốn sách “Tư duy nhanh và chậm”của nhà tâm lý học từng đoạt giải Nobel Kinh tế - Daniel Kahneman để hiểu rõ hơn về hiện trạng tâm lý trên và tìm hiểu tâm lý sợ sự mất mát trong luật pháp có ảnh hưởng như thế nào. 

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Gốc rễ hành vi và cảm xúc: Chúng ta là những con bò sát?

Giải mã hành vị Bắt gọn tâm lý: Từ “ĐỌC SÁCH” đến “ĐỌC VỊ NGƯỜI KHÁC”

10 bí mật liên quan đến thuyết phục: khiến người khác tin bạn một cách vô điều kiện

Tags: