8 đặc điểm tư duy phản biện bạn đã có, nhưng không biết cách tối ưu hóa chúng
8 đặc điểm tư duy phản biện bạn đã có, nhưng không biết cách tối ưu hóa chúng
Tư duy phản biện cung cấp cho chúng ta công cụ để giải quyết các vấn đề khó khăn và cho phép chúng ta đưa ra những quyết định tốt hơn, từ những vấn đề nhỏ như đi du lịch ở đâu cho đến những vấn đề lớn như cưới ai, làm công việc gì. . Tuy nhiên, nếu bạn vẫn đang mơ hồ về khái niệm “tư duy phản biện” thì đoạn trích dưới đây trong cuốn sách “Tư duy phản biện - Từ làm quen đến thói quen” sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nó.
Combo 4 cuốn Tư duy phản biện
(3 lượt)
Quá trình tư duy phản biện liên quan đến các khái niệm và thành phần lặp lại. 

 

Nhận thức

 

Bước đầu tiên để tư duy về bất cứ điều gì là nhận thức tình hình. Chúng ta không thể phát hiện ra một vấn đề cần giải quyết trừ khi chúng ta đã nhận ra nó ngay từ đầu. Điều quan trọng cần ghi nhớ là nhận thức của chúng ta không có tính khách quan hoặc ở trạng thái trung lập. Nhận thức là cách chúng ta tiếp nhận thực tế khách quan thông qua các hệ thống giá trị chủ quan của mình. 

Ví dụ: giả sử bạn đang thiết lập ngân sách hàng tháng của mình. Bạn chắc chắn mình không thể tiết kiệm được nhiều, tuy nhiên, cha mẹ bạn đã dạy cho bạn tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền. Bạn có thể nhận thức việc lập ngân sách của mình là vấn đề nghiêm trọng và tiến hành tự tư duy phản biện. Nếu bạn đang có tư tưởng sống hết mình cho ngày hôm nay, bạn có thể nhún vai và nói: “Ơn trời, tôi có đủ rồi!”.

 

 

 

 

Các giả định

 

Các giả định là những niềm tin chưa được xem xét và coi là hiển nhiên. Các kế hoạch và hành động của chúng ta thường vô tình được xây dựng dựa trên các giả định. Để thúc đẩy tư duy phản biện, chúng ta phải sẵn sàng xem xét nghiêm túc các giả định của mình để xem chúng có chính xác và phục vụ cho mục đích thực tế hay không. Hãy nhớ rằng bạn không thể cho rằng điều gì là đúng trừ khi bạn đã xem xét nó kỹ lưỡng.

Quay trở lại ví dụ trước của chúng ta, không có xu hướng nào nhất thiết phải là chính xác. Hãy kiểm tra chúng thật cẩn thận. Nếu chủ động giảm ngân sách chi tiêu của mình trong tương lai, bạn có thể không cần chắt bóp từng xu. Nếu bạn cần làm nhiều việc cần tiền hơn, bạn sẽ cần ngân sách dài hạn, thì việc không tiết kiệm bất cứ thứ gì có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Dù niềm tin của bạn vào việc tiết kiệm là gì, hãy kiểm tra mức độ phù hợp của chúng với tình hình hiện tại. 

 

Cảm xúc

 

Nhiều người tin rằng bạn không thể suy nghĩ lí trí trừ khi gạt cảm xúc của mình sang một bên. Điều này không đúng và cũng không thực tế. Thay vào đó, cảm xúc là một phần không thể thiếu trong quá trình tư duy phản biện. Là con người, chúng ta rất giàu cảm xúc, và cảm xúc tự nhiên tác động đến mọi quyết định chúng ta đưa ra. Đây không phải là điều xấu.

Chúng ta có thể sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện của mình để cải thiện thế giới xung quanh. Chúng ta không thể làm điều đó mà không sử dụng các chỉ số cảm xúc. Ví dụ, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của con cái chúng ta là mục tiêu cao cả và xứng đáng để dành thời gian suy nghĩ một cách sáng suốt. Tuy nhiên, điều đó là vô nghĩa nếu không có dấu hiệu của tình cảm cha mẹ và không khí gia đình. Đừng ngại sử dụng tình cảm sự gắn kết cảm xúc để xác định vấn đề bạn muốn giải quyết và cách thức giải quyết nó. 

 

 

 

Ngôn ngữ

 

Từ ngữ chúng ta sử dụng là những điểm mấu chốt của tư duy phản biện. Chúng ta có thể biến những suy nghĩ của mình từ các khái niệm mơ hồ thành những khái niệm chính xác bằng cách áp dụng ngôn ngữ phù hợp. Để suy nghĩ chín chắn về bất kỳ chủ đề nào, chúng ta phải xác định vấn đề và cách tiếp cận để xử lý nó theo cách khả thi về mặt hành động. Tư duy phản biện chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta trình bày thực tế thông qua ngôn ngữ.

Trở lại với ví dụ lập ngân sách, để xác định số tiền mình cần tiết kiệm, chúng ta cần xem xét một số khái niệm, ví dụ như lạm phát. Chắc chắn ngân sách của chúng ta có thể đủ cho ngay lúc này. Nhưng trong tương lai thì sao? Khả năng tăng giá như thế nào? Tương ứng, để tính được số tiền mình cần tiết kiệm, chúng ta phải hiểu khái niệm lãi suất. Đưa các yếu tố liên quan vào từ ngữ và khái niệm giúp chúng ta hiểu được những vấn đề mà mình phải đối mặt. 

 

Lập luận

 

Lập luận là một khối tạo dựng cốt yếu của tư duy phản biện. Nó không ám chỉ sự tranh luận, tranh cãi mà thay vào đó, nó là một danh sách các giả định và tiền đề được hợp lý hóa. Khi những giả định này hình thành một lập luận, chúng dẫn đến một kết luận hợp lý và hiệu quả. Như đã thảo luận, chúng ta sao lưu các giả định logic bằng logic và sự thật. Nếu không, chúng ta có thể đưa ra kết luận dựa trên logic không chắc chắn.

 

Ngụy biện

 

Những khuynh hướng nhất quán của con người đối với lối tư duy không phản biện được gọi là “những ngụy biện”. Ngụy biện là một niềm tin hoặc kết luận đạt được thông qua logic không chắc chắn. Đó là một lập luận hoặc niềm tin không thể phản biện được lại sự soi xét kỹ lưỡng. Mặc dù có thể ngụy biện không sai, nhưng nó lại được xác định dựa trên một quá trình tư duy phi logic.

Áp dụng ngụy biện trong quá trình tư duy làm tăng khả năng bạn đưa ra kết luận sai. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Đôi khi, một quá trình tư duy mang tính ngụy biện có thể đạt được kết quả xuất sắc. Hãy nhớ lại câu nói: “Những người thường đưa ra thông tin sai đôi khi cũng đúng.” Đúng là như vậy. 

Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn đang ăn một túi kẹo jelly bean đủ các màu. Bạn của bạn nói với bạn: “Tôi cá với cậu 100 đô-la rằng cái kẹo tiếp theo cậu lấy ra khỏi túi có màu xanh lục.” Khi bạn hỏi tại sao, người bạn giải thích: “Cái kẹo gần nhất mà cậu ăn có màu xanh lục, do đó tất cả các kẹo đều có màu xanh.” Bạn tranh luận và đã đặt cược. Cái kẹo tiếp theo mà bạn lấy ra, chính xác, là màu xanh lục. Bạn của bạn nói: “Thấy chưa!”. Trong trường hợp này, cậu ta đã đúng dù logic không hề chắc chắn. Đây là trường hợp đặc biệt. Thông thường, các ngụy biện nghe có vẻ hợp lý và thậm chí nghe có vẻ rất thông minh. 

 

 

 

Logic

 

Đây là một từ chỉ tư duy có cấu trúc, có mục đích đánh giá chính xác thông tin. Bằng cách phân tích tính chính xác của các tiền đề và giả định, một nhà tư duy phản biện có thể phân biệt giữa các ngụy biện và những giả định mạnh mẽ, do đó họ biết được đâu là sự thật và đâu là sự giả dối. Nếu tư duy một cách logic, chúng ta sẽ thay thế một tiền đề hoặc giả định sai bằng một giả định chính xác. 

 

Giải quyết vấn đề

 

Tư duy phản biện theo hướng trừu tượng có thể thú vị, nhưng nó không làm cho thế giới xung quanh chúng ta tốt đẹp hơn. Chúng ta thường áp dụng những kỹ năng tiêu tốn khá nhiều thời gian này khi đối mặt với vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết. Tìm ra cách tốt hơn để tiếp cận vấn đề hoặc đạt được mục tiêu chẳng có nhiều ý nghĩa, trừ khi bạn thực hiện các bước để áp dụng nó vào thực tế.

-------------------------- 

Bộ sách "Tư duy phản biện" của Thinknetic vừa được ra mắt tại Việt Nam
Với sự trỗi dậy của công nghệ thông tin và truyền thông mạng xã hội, chúng ta dần phải đối mặt với nguy cơ “bội thực” hay thậm chí “ngộ độc” thông tin. Trong hoàn cảnh đó, tư duy phản biện được coi là chiếc phao cứu cánh giúp từng cá nhân có đủ bản lĩnh và khả năng chọn lọc, đánh giá thông tin kỹ càng, logic, nhằm đưa ra quyết định đúng đắn. Hiểu được điều đó, nhóm tác giả từ Thinknetic cho ra mắt bộ sách “Tư duy phản biện” hoàn chỉnh và đầy đủ từ khái niệm đến các bước thực hành tư duy phản biện.

 

Tags: