Có phải nữ giới có EQ cao hơn nam giới không?
Có phải nữ giới có EQ cao hơn nam giới không?
Trong cuốn sách “Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc”, tác giả Daniel đã chỉ ra những quan niệm sai về trí tuệ xúc cảm. Và để trả lời cho câu hỏi ở phần tiêu đề, chúng ta hãy cùng đọc phần trích dẫn dưới đây.
Trí Tuệ Xúc Cảm Ứng Dụng Trong Công Việc
(3 lượt)
Khi tôi đi khắp thế giới để nói chuyện và tư vấn cho lãnh đạo của các doanh nghiệp, tôi đã gặp phải một số những nhầm lẫn rất phổ biến về trí tuệ xúc cảm. Đầu tiên, tôi xin làm rõ những nhầm lẫn phổ biến nhất. Thứ nhất, trí tuệ xúc cảm không đơn thuần là “sự tử tế” thậm chí tại những thời điểm quyết định nó không đòi hỏi “sự hoàn hảo” đặc biệt là khi chúng ta phải thẳng thắn đối mặt với một sự thật không dễ chịu gì nhưng lại không thể tránh khỏi. Và hơn hết là chúng ta nên tránh những tình huống như thế. 

Thứ hai, trí tuệ xúc cảm không có nghĩa là để cho mọi người tự do và có cảm giác “hãy để mọi thứ tự nhiên” mà nó có nghĩa là phải kiểm soát được tình cảm để chúng bộc lộ một cách thích hợp và hiệu quả, khuyến khích những người xung quanh hợp tác ăn ý với nhau để đạt đến mục tiêu chung. 

Ngoài ra, không hề tồn tại thực tế là trí tuệ xúc cảm của nữ giới tốt hơn nam giới hay ngược lại. Điều này không đúng bởi mỗi chúng ta đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Có một số người trong chúng ta có thể có sự đồng cảm hơn nhưng lại thiếu những khả năng để thoát khỏi những nỗi đau của chính mình, còn một số khác thì lại có khả năng để điều chỉnh tốt tâm trạng của bản thân nhưng lại bị lạc lõng trong cộng đồng của mình.

Tuy nhiên, có một sự thật là cả nam và nữ đều có những điểm mạnh và điểm yếu chung xét theo giới. Một nghiên cứu về trí tuệ xúc cảm được thực hiện trên hàng nghìn người cả nam và nữ chỉ ra rằng nói chung, phụ nữ có khả năng tốt hơn trong việc nhận thức được cảm xúc của bản thân, tỏ ra thông cảm hơn và giỏi hơn trong việc chia sẻ giữa cá nhân với nhau. Còn nam giới thì tự tin và lạc quan hơn, chấp nhận sự thay đổi dễ hơn và tự giải tỏa căng thẳng tốt hơn.

Nhin chung, nam và nữ có nhiều điểm tương đồng hơn là khác biệt. Một số người đàn ông cũng có được khả năng cảm thông như những người phụ nữ nhạy cảm nhất và cũng có những phụ nữ có khả năng chống lại sự căng thẳng tốt như những người đàn ông kiên cường nhất. Do vậy, khách quan mà nói, nhìn vào phẩm chất chung của nam và nữ, thì điểm mạnh và điểm yếu ngang nhau nên xét về trí tuệ xúc cảm thì không có sự khác biệt về giới tính. 

Một điểm sau cùng mà tôi muốn làm rõ ràng là trí tuệ xúc cảm của chúng ta không phụ thuộc vào yếu tố di truyền hay chỉ phát triển trong thời kỳ niên thiếu. Không giống như IQ vốn thay đổi rất ít sau khi chúng ta trưởng thành, trí tuệ xúc cảm là khả năng mà bạn có thể tự học hỏi được và ngày càng sắc sảo hơn trong quá trình sống tức là được tích lũy dần từ kinh nghiệm của chúng ta. Nói tóm lại trí tuệ xúc cảm của chúng ta có thể tăng lên. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã theo dõi khả năng Trí tuệ xúc cảm của con người qua thời gian và thấy rằng con người ngày càng tốt hơn về khả năng này bởi họ giỏi hơn trong việc kiểm soát tình cảm và sự bốc đồng của mình, tự khuyến khích bản thân và ngày càng cảm thông hơn với người khác cũng như khéo léo hơn trong giao tiếp với cộng đồng. Có một từ có thể miêu tả về Trí tuệ xúc cảm là: tính thuần thục

- Trích sách “Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc”

 

Tags: