______________________
ĐÔI LỜI VỀ CHỦ ĐỀ
“Cải cách giáo dục: Học gì từ Phần Lan?”
Hằng năm, trẻ em 6-7 tuổi ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới đến trường, bắt đầu những năm tiểu học. Điều quen thuộc này nghĩ lại mà kì lạ; nó không phải là vĩnh hằng mà được sinh ra từ những điều kiện lịch sử nhất định của thời kì hiện đại. Người ta trông cậy rất nhiều vào hệ thống giáo dục quốc gia, muốn nó trở thành chìa khóa vạn năng để giải quyết các vấn đề xã hội. Trong những thập kỉ gần đây, hệ thống này liên tục bị đặt vào tình trạng khủng hoảng. Đây không phải là chuyện của riêng một nước nào. Có những diễn ngôn chung đang điều phối cải cách giáo dục trên phần lớn thế giới.
Trong bối cảnh đó, cải cách giáo dục ở Phần Lan nổi lên như một hiện tượng, một câu chuyện cổ tích. Người ta kể rằng Phần Lan từ một nước có nền giáo dục kém cỏi những năm 1970 đã trở thành quốc gia số 1 về giáo dục trên thế giới mà không cần những cuộc cải cách tốn kém nhiều tiền của, không cần đến những kì thi khó khăn, nỗi đau đầu khi lựa chọn trường, cơ chế đánh giá chất lượng đào tạo phức tạp, v.v. Phần Lan đã trở thành một điểm tham quan dành cho những người làm giáo dục trên thế giới cũng như đề tài của nhiều công trình nghiên cứu.
Từ cuốn “Bài học Phần Lan 2.0” của tác giả Pasi Sahlberg (nguyên bản tiếng Anh “Finish Lessons 2.0”, Đặng Việt Vinh dịch, Nhà xuất bản Thế giới, 2016), diễn giả, tiến sĩ Phùng Hà Thanh sẽ trò chuyện về lịch sử hình thành của mô hình nhà trường hiện đại, các vấn đề của cải cách giáo dục trong thời đại toàn cầu hóa, những khả năng giáo dục mở ra từ "kì tích Phần Lan."
Buổi nói chuyện cũng là cơ hội để thảo luận về hệ quả của thương mại hóa giáo dục, chất vấn những định kiến về giáo dục Việt Nam, mở ra trí tưởng tượng về những cách làm giáo dục trân trọng kinh nghiệm sống của con người.
__________________
VÀI NÉT VỀ DIỄN GIẢ:
Giới thiệu diễn giả: Phùng Hà Thanh, tiến sỹ triết học và lý thuyết giáo dục từ Michigan State University, Hoa Kỳ, hiện đang là giảng viên Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Cô quan tâm tới những khả thể chính trị và thẩm mỹ của giáo dục dựa trên giả định bình đẳng, sự tử tế và rộng lượng.
___________________
READING CIRCLE là chương trình phi lợi nhuận, với sứ mệnh lan tỏa tri thức, thúc đẩy tư duy và thay đổi hành vi, thông qua các buổi giới thiệu sách để thảo luận về những vấn đề xã hội
❖ Ghi chú
- Rất mong Quý vị và các bạn đến sớm 15 phút để phục vụ công tác check in.
Để biết thêm thông tin, xin liên hệ Ban Tổ chức tại:
Hotline: 097 857 59 37 (Ms. Chau)
➲ Fanpage: Reading Circle Vietnam
� Email: [email protected]
Rất mong được đón tiếp Quý vị và các bạn!
Mời các bạn xem thêm chi tiết sự kiện tại đây.