Với sự phát triển vẫn đang trong kỳ trứng nước của bộ môn khoa học này (và cuốn sách bạn đang đọc đây bổ sung vài cột mốc quan trọng) cùng sự khan hiếm của những nghiên cứu khả tín, ta nên bắt đầu bằng việc giới thiệu tổng quan các mẫu mang tính đại diện.
Chậm tiến
Chậm tiến, trì trệ, ngu dốt, ngốc nghếch, vô tích sự, ngớ ngẩn, đầu đất, dại dột, ngu ngốc, khùng điên, dở người, ngớ ngẩn, thân kinh, gàn dở... vốn từ vựng về sự ngu dốt là vô tận. Sự phong phú về ngữ nghĩa này phản ánh những chuyển tiếp nét nghĩa tinh tế, đa dạng trong cách dùng, và tác động của các xu hướng xã hội.
Thế nhưng, nhìn tổng thể, ý nghĩa luôn quy về cùng một điều: bất kể các tính ngữ và ẩn dụ có phong phú thế nào, người ta vẫn đánh giá kẻ ngốc là người có trí tuệ ít ỏi và tư duy hữu hạn. Vì vậy, sự ngu ngốc luôn bị định nghĩa kiểu xúc phạm, như một khái niệm tương đối. Không ai ngu ngốc một cách cố hữu (nếu ai cũng vậy thì chẳng ai nhận ra sự ngốc nữa). Nói cách khác, sự ngu ngốc được đánh giá từ một điểm nhìn có định, xác lập bởi một người tự coi mình là ưu việt.
Đồ quê mùa
Còn được gọi là “chân đất mắt toét” hay “quê mùa”, những người nhà quê ngốc nghếch, thô lỗ, phân biệt chủng tộc và ích kỷ. Chí ít đó chính là cách mà nghệ sĩ biếm họa người Pháp Cabu biến những nét tính cách này thành bất hủ trong bộ tranh truyện của mình. Họ khuynh đảo các tầng lớp cử tri bỏ phiếu cho các đảng phái dân túy, vì họ dốt, nghĩa là họ không hề có sự nhất quán chính trị, mà chỉ dựa vào logic ngắn hạn và những khái quát vội vàng. Họ có lối tư duy tuyệt đối – mọi thứ hoặc trắng hoặc đen, không có những sắc thái đa dạng. Họ cứng đầu và u mê, những lập luận lý trí không thể lay chuyển họ: họ thậm chí sẽ không chịu nhượng bộ với quan điểm của mình. Họ nghĩ những điều họ nghĩ, miễn bàn cãi.
Họ độc ác bởi, thiếu lòng cảm thông, họ tìm kiếm những con dê tế thần và chửi rủa những nạn nhân vô tội như người Ả Rập, người da màu và dân nhập cư nói chung.
Họ ích kỷ vì chỉ có duy nhất một thứ là quan trọng với họ: sống vui sống khỏe, sướng thân và túi tiền của họ.
Nhưng liệu những kẻ quê mùa này có thực sự khớp với một chân dung tâm lý học không? Nếu có, sẽ rất cần minh họa một mối quan hệ hữu cơ giữa sự ngu ngốc (theo nghĩa trình độ tri thức thấp kém) và sự tàn nhẫn (được định nghĩa bằng sự ích kỷ kết hợp với thói khinh người).
Thế nhưng, mối liên hệ giữa hai phẩm chất này chỉ mang tính phỏng đoán: một người có thể vừa dốt lại vừa tốt bụng (cứ nghĩ đến mấy “người nhà quê chân chất” thì hiểu ngay), cũng như một người có thể vừa thông minh vừa độc ác. Đó chẳng phải là trường hợp của hai họa sĩ biếm họa Cabu và Jean-Marc Reiser đó sao, họ làm việc cho một tờ tạp chí với tên gọi Hara-Kiri, với phương châm “ngu và láo”? Hai người đàn ông này không ngu đâu (cho dù việc vận dụng châm biếm và khuôn sáo một cách máy móc cuối cùng đã gây ra hiệu ứng đáng buồn lên cái hài hước). Còn láo: đúng là họ thường rất láo.
“Vơ đũa cả nắm”
“Rặt một lũ thần kinh!” Cụm từ được thốt ra, thường với kiểu lớn lối, từ ai đó ngồi trên chiếc ghế cao cao trong quán rượu. Nhưng “lũ” là ai? Chính trị gia, các cử tri bỏ phiếu cho họ, đám bất tài, và mở rộng ra là gần như tất cả mọi người – vì cụm từ này không thể hiện quá nhiều sắc thái.
Kiểu phân tích thiếu hiểu biết, thái độ trịch thượng tự coi mình cao hơn thiên hạ để phán xét toàn bộ phần còn lại của thế giới: dây gắn như là những tín hiệu đáng tin cậy cho thấy bạn đang đối diện với một mình sai,” Decartes đã phát biểu như thế. Nhận định ấy lại càng chính kẻ ngốc thực sự: “Bản chất dị thường của lỗi sai là nó không tự nhận ra ngu ngốc. Ngược lại, bản thân hắn có hẳn một thứ kiểu như cột thu lôi xác với sự ngu ngốc. Rõ ràng là một kẻ ngu ngốc không thể tự biết mình lũ thần kinh!”, xin bạn cứ tin chắc rằng quanh quẩn đâu đây có một kẻ hút về toàn điên dại. Dù bạn có ở đâu, nếu nghe ai đó tuyên bố: “Rặt một lũ thần kinh!” xin bạn cứ tin chắc rằng quanh quẩn đâu đây có một kẻ thần kinh.
Trí ngu ngốc nhân tạo
“Những cái máy tính ngu không đỡ được!” Câu khẳng định này không phải do một người vô danh tiểu tốt nói ra. Gérard Berry giảng dạy khoa học máy tính tại trường Cao đẳng Pháp. Là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo, ông không ngại ngần thách thức những suy đoán (kém hiểu biết) về chuyện năng lực của máy móc vượt qua trí tuệ con người.
Tất nhiên, trí tuệ nhân tạo đã có tiến bộ đáng kể trong vòng 60 năm qua. Và tất nhiên, máy móc có thể nhận biết hình ảnh, chuyển ngữ văn bản và đưa ra các chẩn đoán y khoa. Vào năm 2016, chương trình AlphaGo của máy tính Deepmind đã đánh bại một trong những kỳ thủ môn cờ vây, trò chơi chiến lược của người Nhật Bản. Dù thành tích này ấn tượng thật, chúng ta không nên coi nhẹ một thực tế, rằng AlphaGo chỉ biết làm mỗi một việc: chơi cờ vây. Kết luận tương tự cũng chính xác với chương trình máy tính Deep Blue, từng đánh bại đại kiện tướng Garry Kasparov trong môn cờ vua vào năm 1996, hơn 20 năm về trước. Tất cả những gì mà cái gọi là máy móc thông minh này làm là phát triển một năng lực cực kỳ chuyên biệt, do các bậc thầy con người dạy cho chúng. Những lời đồn đoán về sự tự chủ của máy tính có thể “tự học” chỉ là tin vịt. Máy móc không biết cách chuyển giao các kỹ năng học được từ một lĩnh vực này sang lĩnh vực khác; trong khi đó, một trong những cơ chế căn bản của trí tuệ con người chính là chuyển đổi tư duy giống nhau. Sức mạnh của máy tính chính là năng lực bộ nhớ để lưu giữ những tác vụ chúng đã thực hiện, cùng năng lực tính toán nhanh như điện tử.
“Máy học” hoạt động dựa trên nguyên tắc “học sâu” (một thế hệ mới của trí tuệ nhân tạo) không hề thông minh, vì chúng không hiểu chúng đang làm gì. Chẳng hạn, tất cả những gì chương trình dịch tự động của Google thực hiện, chỉ là học cách sử dụng một từ trong một ngữ cảnh cụ thể (rút ra từ một kho ví dụ đồ sộ); nhưng nó vẫn cứ “ngu” tuyệt đối trong quá trình hoạt động. Làm gì có chuyện nó hiểu ý nghĩa của các từ nó sử dụng.
Đó chính là lý do Gérard Berry cảm thấy có cơ sở để nói rằng, xét về cội rễ, “máy tính hoàn toàn ngu ngốc.”
Trí ngu tập thể
Trí tuệ tập thể là tên gọi để chỉ một hình thức trí tuệ nhóm như ở loài kiến, hoặc tế bào thần kinh. Mỗi thành viên riêng biệt không làm được nhiều việc; nhưng một nhóm hợp sức lại có thể tạo ra những công trình vĩ đại. Bằng phép màu của khả năng tự tổ chức, kiến có thể xây các hành lang, phòng tân hôn, kho lương thực, nơi ấp trứng và hệ thống thông khí trong các tổ kiến. Một số con kiến còn thực hành nông nghiệp (trồng nấm) và chăn nuôi động vật (nuôi rệp vừng)...
Dù cơ chế hoạt động ra sao vẫn chưa được lý giải, chỉ trong một thời gian ngắn, trí tuệ tập thể đã trở thành một mô hình được kính nể, dựa trên một ý niệm đơn giản: cái toàn thể lớn hơn tổng các thành phần gộp lại. Ra quyết định tập thể và đồng sáng tạo ưu việt hơn so với quyết định cá nhân.
Tuy vậy, đôi khi số đông đưa ra quyết định kém hơn cá nhân. Trí tuệ tập thể có một bản sao đối nghịch là trí ngu tập thể. Trong các nhóm, năng lực đánh giá sáng suốt của chúng ta có thể bị giảm sút trầm trọng. Cách đây rất lâu, trong nghiên cứu về các nguyên tắc nhóm, nhà tâm lý học Solomon Asch đã đề cập tới rất nhiều ví dụ
nổi tiếng về hiện tượng này. Đơn cử: nếu đa số thành viên tán thành một lý thuyết rành rành sai lệch và ngu dốt, những người khác vẫn sẽ đồng tình, đơn thuần vì sức mạnh của tuân phục. Một ví dụ khác, những ưu điểm lầm lạc của động não tập thể. Lấy một nhóm gồm 10 người và cho họ trao đổi với nhau trong vòng nửa tiếng về một dự án (chẳng hạn: đưa ra các khẩu hiệu du lịch để quảng bá cho một thành phố). Đồng thời, bố trí một nhóm khác, trong đó mỗi thành viên xử lý đề xuất của nhóm thứ hai phong phú và đa dạng hơn so với các đề xuất nhiệm vụ này một cách độc lập. Khi tập hợp các báo cáo của họ, những đề xuất của nhóm thứ hai phong phú và đa dạng hơn so với các đề xuất của nhóm thứ nhất. Nói cách khác, đôi khi cái toàn thể lại nhỏ hơn so với tổng của các bộ phận.
Không nhất thiết phải tiến hành một thử nghiệm tâm lý học quy mô lớn để khảo sát trí ngu tập thể. Mọi thứ có thể được chứng minh trong phòng thí nghiệm đều đã được trải nghiệm hằng ngày trong công sở, nơi những nỗ lực tập thể trong các buổi họp sinh ra quá nhiều ý kiến ngớ ngẩn đến nỗi thật khó mà không nghĩ rằng một gã ngu xuẩn đã tự nghĩ ra hết tất cả những thứ đó.
Sự khờ dại, cả tin
Ai có thể khờ dại hơn một đứa trẻ? Bạn có thể khiến một đứa trẻ con tin vào gần như mọi điều: rằng có một ông già với chòm râu trắng xóa ở đâu đó trên trời, chu du bằng một chiếc xe trượt tuyết do tuần lộc kéo, mang quà đến tặng các bé ngoan; hoặc một cô tiên nhỏ săn tìm những cái răng bé xinh giấu dưới gối, thấy cái răng nào, cô sẽ đặt một đồng xu thay vào đó...
Cả tin là một dạng ngốc nghếch hoàn toàn đúng với trẻ thơ. Dù sao đó cũng là suy nghĩ của nhà tâm lý học Jean Piaget. Triết gia Lucien những niềm tin duy linh của họ vào “những linh hồn rừng xanh” được Lévy-Bruhl nghĩ rằng “những người nguyên thủy” cũng rất nhẹ dạ, vì chứng tỏ rằng những “người man rợ”, giống như trẻ con, còn chưa đạt phú cho các quyền năng pháp thuật, theo suy nghĩ của Lucien, điều đó tới thời đại của lý trí. Nhưng với tiến bộ của nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải kết luận rằng trẻ em không ngây ngô như người ta vẫn tưởng: chúng chấp nhận tuần lộc biết bay, nhưng chỉ ở một vũ trụ song song, nơi không tuân thủ các quy luật áp dụng ở thế giới chúng ta, vì ở đây trẻ em biết rất rõ là tuần lộc không thể bay được. Bản thân chúng ta, những người lớn có lý trí, lại sẵn sàng tin vào sự tồn tại của các loại hạt thể hiện những hành vi lạ lùng (phép màu của liên lạc từ xa tồn tại khắp nơi) mà không có bất cứ sự xác nhận nào của chuyên gia.
Những nhận thức này khiến các nhà tâm lý học và xã hội học phải xem xét lại về hàm ý của sự “dại khờ”. Dại khờ không còn bị coi như sự phản ánh tình trạng thiếu logic (nói cách khác: ngu ngơ như trẻ con). Tin vào những thứ có vẻ không thể tin nổi có liên quan tới cả một hệ thống tham chiếu, chứ không phải là ngây ngô hay thiếu sáng suốt.
Đến cuối đời, Lucien Léy-Bruhl thừa nhận ông đã nhầm lẫn về tâm trí của “người nguyên thủy”. Ông đáng được ghi nhận vì đã thừa nhận sai lầm của mình, một việc khá hiếm xảy ra trong giới triết gia.
Chậm phát triển
Vào cuối thế kỷ XIX, khi Jules Ferry đưa giáo dục phổ thông thành phổ cập bắt buộc ở Pháp, có vẻ như một số học trò không đủ khả năng tiếp thu sự truyền dạy kiến thức thường nhật. Hai nhà tâm lý học là Alfred Binet và Theodore Simon được đề nghị sáng tạo một bài kiểm tra trí thông minh để nhận diện những đứa trẻ như thế, nhờ vậy các em có thể được giảng dạy theo kiểu sửa đổi cho phù hợp. Bài kiểm tra này tạo thành nền tảng cho một thứ về sau đã trở thành Chỉ số thông minh (IQ - Intelligence Quotient).
Theo quy ước, IQ trung bình của một quần thể là 100%. Sự trỗi dậy của các bài kiểm tra IQ dẫn tới định nghĩa của thiểu năng tâm thần và các kiểu phụ (subtype): từ “thiểu năng ranh giới”, chỉ những người có IQ dưới 80 (và cao hơn 65); đến “thiểu năng vừa phải,” áp dụng với những người có điểm số từ 50-65; cho tới “thiểu năng nặng” (thành viên của nhóm này từng bị coi là “đần độn”), với IQ từ 20-34. Còn ở mức sâu phía dưới, IQ thấp hơn 20, là nhóm “thoái triển nặng” (trước đây bị xếp loại là “ngu ngốc”).
Ngày nay, các từ “chậm phát triển” hay “hỏng hóc” đã thất sủng trong giới tâm lý học; chúng đã bị thay thế bằng các từ nói giảm, nói tránh. Ta nói về “thiếu khả năng học tập” và ta tránh những lối diễn đạt kiểu “năng lực kém”. Tương tự, ta không còn nói về những em “thiên tài” hay “có thiên phú” nữa; ta nói về những “đứa trẻ phát triển sớm” hoặc các em có “tiềm năng cao.” Trên thực tế, điều này chẳng ngăn cản ai sử dụng các bài kiểm tra để xếp loại trẻ em dựa trên mức độ thiểu năng trí tuệ, nhờ vậy các em có thể được chỉ dẫn theo những phương pháp dạy học chuyên biệt hóa.
Ngu ngốc, đần độn
Vào buổi bình minh của lĩnh vực nhi khoa, các thuật ngữ “ngu ngốc” và “đần độn” được sử dụng để miêu tả những người thể hiện mức trí năng rất thấp, không biết đọc, biết viết và trong một số trường hợp, là không biết nói. Phillippe Pinel, bác sĩ người Pháp đôi khi được gọi với cái tên “cha đẻ của nhi khoa hiện đại, đã coi Victor de l’Aveyron (được biết tới nhiều hơn với cái tên “cậu bé hoang dã của Aveyron”) là “ngu ngốc.” Thời nay, cậu bé sẽ được phân loại là tự kỷ. Theo lời của bác sĩ nhi khoa Jean-Étienne Esquirol: “Người ngu ngốc là một cá nhân không biết gì, không có năng lực gì và không muốn gì. Mỗi người ngu ngốc, dù ít dù nhiều, là hiện thân cho tột đỉnh vô năng.”
Bác sĩ Paul Sollier, trong cuốn sách mang tên Psychologie de l'Idiot et de lImbecile: Essai de Psychologie Morbide (tạm dịch: Tâm lý học người ngu ngốc và người đần độn: Một bài luận về bệnh trạng tâm lý), đã dành hẳn một chương cho “người ngu ngốc và người đần độn.” Nhận lỗi vì tiến bộ chậm chạp của tâm lý học nước Pháp so với những thành tựu của nước Anh và nước Mỹ trong bộ môn khoa học này, ông lưu ý rằng không hề tồn tại đồng thuận nào về cách thức đúng đắn để định nghĩa sự ngu ngốc hoặc sự đần độn: có người sử dụng trí thông minh như là nhân tố lượng giá, người khác lại dựa vào ngôn ngữ (không đủ khả năng nói chuẩn xác); lại có những người khác áp dụng các suy xét đạo đức (thiếu khả năng tự kiểm soát).
Theo thời gian, các nhà tâm lý học đã loại bỏ khái niệm “người ngu ngốc.” Tàn dư duy nhất của ý niệm này thi thoảng vẫn nảy ra trong thuật ngữ “bác học ngu” (idiot savant), dù ngay cả ở đây, thuật ngữ “hội chứng bác học” (savant syndrome) được ưa dùng hơn. Bản mô tả, trong đó tích hợp cả một số ca tự kỷ và một số ca rối loạn phát triển (được biết tới như là hội chứng Williams) được ghi dấu bằng tình trạng thiếu hụt về ngôn ngữ hoặc trí tuệ tổng quát, đồng thời bởi những khó khăn bất thường gặp phải trong các bộ môn toán học, vẽ và âm nhạc.
Suốt nhiều thế kỷ, “nhà quê ngốc nghếch” vẫn là nguyên mẫu cho một kẻ ngốc, óc bã đậu. Không lâu trước đây, mỗi làng ở nước Pháp đều có một “gã lập dị” (fada, theo cách gọi ở miền nam nước Pháp), chuyên được thuê làm những công việc thấp kém. Gã khờ này được coi là dễ chịu và vô hại, luôn tủm tỉm và vui tươi, phá lên cười chẳng vì cớ gì.Anh ta không bị coi là nguy hiểm. Trong Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, chú lùn Dopey, với nụ cười hớn hở, đôi mắt thô lố và cái mũ đội lệch minh họa cho kiểu người này.
Dở hơi
“Dở hơi” là một cách dễ thương để nói về những người ngốc, không phải là kiểu ngu ngốc giận dữ, mà là kiểu mơ mộng, lạc trong một thế giới huyễn tưởng. Kẻ dở hơi khá gần với đồ lập dị — tức một người dở hơi làm những việc lạ đời hoặc quá lố. Mà “đồ lập dị” lại không quá xa với “kẻ đồng bóng” (freak), theo định nghĩa nghiêm khắc của Trung tâm Quốc gia về Tài nguyên Văn bản và Từ vựng, “nhìn chung là một kẻ tùy hứng, thể hiện hành vi lập dị.” Theo cách dùng từ hiện nay của tiếng Pháp, “freak out” có thể nghĩa là nhảy dựng lên, khoe mẽ hoặc cư xử ngu ngốc; và nó tương đương với cách diễn đạt “faire le zouave” trong tiếng Pháp: cư xử như trò hề. Trong tiếng Anh, “get your freak on” mới đây đã đi vào Từ điển Anh ngữ Oxford, đại khái nghĩa là “có hành vi tình dục vô độ” hoặc “nhảy nhót điên cuồng.”
- Trích từ cuốn sách "Kẻ khôn cũng có khi khờ" của tác giả Jean-Francois Marmion -