Nhịn ăn khoa học - Khi Nhịn ăn không đồng nghĩa với việc bỏ đói bản thân
Nhịn ăn khoa học - Khi Nhịn ăn không đồng nghĩa với việc bỏ đói bản thân
Nhịn ăn không đồng nghĩa với việc bỏ đói bản thân. Khi được thực hiện đúng, đây là phương pháp trị liệu cực kỳ hiệu quả có thể mang lại kết quả đáng kinh ngạc bất kể chế độ ăn kiêng nào.
Trong vô số những cuốn sách đã được viết về những chế độ ăn “mới và tuyệt vời nhất” hứa hẹn giúp mọi người giảm cân và cải thiện sức khỏe. Thì có một yếu tố đóng vai trò then chốt quyết định thành công của bất cứ phương pháp dinh dưỡng sức khỏe nào, một phương pháp đã được kiểm nghiệm và chứng minh mà hầu hết mọi người không nghĩ đến, nhưng lại có thể là đột phá để đưa sức khỏe lên một tầm cao mới. Đó chính là nhịn ăn.

Nhịn ăn không đồng nghĩa với việc bỏ đói bản thân. Khi được thực hiện đúng, đây là phương pháp trị liệu cực kỳ hiệu quả có thể mang lại kết quả đáng kinh ngạc bất kể chế độ ăn kiêng nào. Trên thực tế, bác sĩ Jason Fung, bác sĩ thận học có trụ sở tại Toronto, đã sử dụng nhiều phương pháp nhịn ăn với hơn 1.000 bệnh nhân, với thành công đáng kinh ngạc. Với Hướng dẫn Nhịn ăn Khoa học, anh đã hợp tác với Jimmy Moore – tác giả sách bán chạy và người phát triển trang sức khỏe kỳ cựu – để giải thích bản chất của việc nhịn ăn, tại sao nó quan trọng và phương pháp nhịn ăn để cải thiện sức khỏe. Họ cùng nhau biến việc nhịn ăn trở thành một phương pháp trị liệu vừa thực tế vừa dễ hiểu.

Hướng dẫn Nhịn ăn Khoa học sẽ giải thích:

  • Tại sao nhịn ăn thực sự tốt cho sức khỏe
  • Ai có thể hưởng lợi từ việc nhịn ăn (và ai sẽ không)
  • Lịch sử của việc nhịn ăn
  • Các cách khác nhau để nhịn ăn: nhịn ăn gián đoạn, cách ngày, và nhịn ăn kéo dài
  • Điều gì sẽ xảy ra khi bắt đầu nhịn ăn
  • Cách theo dõi quá trình nhịn ăn
  • Tác dụng giảm cân của việc nhịn ăn
  • Cách tránh những tác động tiêu cực tiềm ẩn từ việc nhịn ăn

Nhịn ăn khoa học – đúng cách được nhiều nhà khoa học khuyến khích giúp hỗ trợ giải độc cho cơ thể, hỗ trợ giảm cân và điều chỉnh các rối loạn do dinh dưỡng gây ra.

Mặc dù nói chung là an toàn, nhưng những người có tiền sử rối loạn ăn uống, những người sử dụng thuốc phải uống cùng với thức ăn, trẻ em và thanh thiếu niên, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú nên cẩn trọng khi áp dụng chế độ nhịn ăn, và tốt hơn là nên có tư vấn của Bác sĩ.

Medinsights xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc sách “Hướng dẫn nhịn ăn khoa học” của bác sĩ Jason Fung. Bác sĩ Fung nổi tiếng với phương pháp nhịn ăn gián đoạn kết hợp với low-carb.

 
Tags: